Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp

SVVN - “Mình tên là Ondrej Slowik, đã sống tại Sài Gòn được hơn 3 năm nhưng đến Việt Nam lâu rồi. Tên tiếng Việt của mình là Nam, vì hồi mới sang mọi người không đọc được Ondrej. Vợ mình người Đà Lạt, tụi mình đã có một bé. Mình đang dạy tại khoa Ngôn ngữ Anh, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng”, chàng trai 35 tuổi người Séc giới thiệu rành rọt bằng giọng Bắc, khiến người đối diện thích thú.

“Thầy Nam” ở trường ĐH Hồng Bàng

Ondrej luôn gây ấn tượng với sinh viên trường ĐH Hồng Bàng không chỉ đẹp trai, giỏi tiếng Việt, nói được 4 thứ tiếng khác mà còn vì phong cách truyền đạt vui vẻ, hóm hỉnh. Ở đây, sinh viên thường gọi anh là “thầy Nam” thay cho tên “cúng cơm”.

Anh Nam kể về cơ duyên đến với tiếng Việt: "Hồi còn học khoa Tiếng Anh, ĐH Khoa học xã hội Praha, mỗi sinh viên phải chọn học thêm ngoại ngữ phụ. Mẹ mình thấy, chỉ chọn một thì ít quá, nên khuyên học thêm cái gì đó. Mình chọn học tiếng Hàn, nhưng sau thấy không hứng thú nên bỏ, chuyển sang ngành Việt Nam học. Ở Séc, có hơn 100.000 người Việt đang sống tại đây, đa phần gốc ngoài Bắc. Vợ chồng anh hàng xóm của mình cũng là người Việt. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để mình gặp gỡ, trò chuyện, nhờ đó hiểu thêm về văn hóa con người Việt, trình độ tiếng Việt cũng tăng lên”.

Nhờ vốn tiếng Việt tốt, Ondrej còn làm thêm với việc tư vấn cho người Việt tại Séc về luật, phiên dịch, khám chữa bệnh, khai và xin giấy phép lao động, dạy tiếng Séc...

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 1Ondrej Slowik khoe nhận bằng Tiến sĩ tại Universitas Carolina (CH Séc). Ảnh: NV

9 năm trước, Ondrej đến Việt Nam học và thực tập 10 tháng tại ĐHQG Hà Nội. Sau đó, anh xin được học bổng của AIA - Cơ quan Thông tin về học vấn, một đơn vị của Viện Hợp tác quốc tế và tiếp tục ở Việt Nam trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu sau đại học.

Học xong, anh thường xuyên qua lại Việt Nam – Séc cho những công việc khác nhau: Học, phiên dịch, dạy tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch. Ngoài tiếng Séc, tiếng Việt, anh nói thành thạo tiếng Anh, Nga và một "kha khá" tiếng Đức, Pháp.

Năm 2017, anh còn “chơi lớn” khi chuyển ngữ thành công tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sang tiếng Séc và được xuất bản. Anh cũng xây dựng trang Bố Tây không bó tay để chia sẻ về quan điểm sống, góc nhìn, cách chăm sóc con cái ở Việt Nam bằng tiếng Việt. Ước mơ của Nam là viết hẳn một cuốn sách giáo khoa về dạy tiếng Việt cho người Séc.

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 2Bìa sách "Số đỏ" do Ondrej  dịch sang tiếng Séc.

Ondrej bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Sự khác nhau giữa phương ngữ miền Nam và miền Bắc” tại ĐH Universitas Carolina (CH Séc). Đây là một đề tài khó ngay cả với người Việt học chuyên ngành. “Chính đề tài rất khó lại khiến mình thích thú. Thật ra, mình chẳng phải chuyên gia ngữ âm học, mình giỏi tiếng Việt vì “khôn” thôi”, Ondrej lém lỉnh.

Học ngoại ngữ phải như học nhạc

Năm 2016, Nam sang Việt Nam sống và làm việc tại Sài Gòn. Ngoài đi dạy tiếng Anh tại ĐH Tôn Đức Thắng, Nam làm rất nhiều việc khác liên quan đến tiếng Việt. Anh cũng được mời tham gia nhiều game show, truyền hình thực tế. Chính nhờ khả năng tiếng Việt, anh chàng còn “cưa đổ” một cô gái xinh đẹp tên Hoàng Mai, bây giờ là vợ anh.

Anh biết cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ và cả  “ngôn ngữ @”: “Buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”... vào cách nói. Chính sự hài hước và vận dụng hợp ngữ cảnh của Ondra qua những tin nhắn đã chinh phục được Hoàng Mai, vì luôn tạo cho cô sự vui vẻ, cuốn hút, thân thuộc như đang trò chuyện với một chàng trai Việt đích thực. 

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 3Ondrej tham dự một chương trình trên truyền hình.

Chàng giảng viên người Séc kể: “Lúc học ở Hà Nội, nhiều người bảo muốn giỏi tiếng Việt thì phải đi… ăn thịt chó và tán gái Việt. Mình cũng thử nhưng sau đó không ăn nữa. Còn tán gái thì chắc ở Hà Nội có Hà Đông nên nhiều “sư tử”. Sau đó, mình vào Sài Gòn sống và lấy vợ, vì ở đây không có Hà Đông”.

Anh chàng cũng có thể đi chợ, nấu ăn các món Việt, chăm con thay vợ: “Mình đi chợ không trả giá hay mặc cả nhưng nếu biết bị “chém” thì lần sau không ghé nữa. Mình thường xuyên nói chuyện với các chị hàng, chỉ tội họ hay… chửi bậy quá”.

Từ hơn một năm nay, Ondrej là giảng viên khoa Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Hồng Bàng. “Ở giảng đường, mình chủ yếu dùng tiếng Anh để dạy: “Sinh viên phải trả học phí để học tiếng Anh, có giáo viên nước ngoài dạy mà lại dùng tiếng Việt thì… không hay. Mình luôn trao đổi và cả “buôn dưa lê” bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, các bạn được trau dồi nhiều hơn. Mình rất thích làm việc cùng sinh viên Việt Nam. Họ vui vẻ, hoạt bát và sành công nghệ, đôi khi các bạn còn giúp mình cập nhật khá nhiều”, anh chia sẻ.

Theo Ondrej, học ngoại ngữ cũng giống như học nhạc. Biết sử dụng một loại thì sẽ học rất nhanh các nhạc cụ khác. Chịu khó rèn luyện, tiếp xúc với người sử dụng tiếng Anh nhiều, không nhất thiết phải là người bản xứ, người Mỹ. Nhất là không sợ sai: "Phải bỏ được nỗi sợ và sự xấu hổ. Với tiếng Đức, Nga, Pháp, mình có thể bỏ ra khoảng 100 giờ để luyện nhưng tiếng Việt cần đến 1.000 giờ. Hi vọng, sinh viên của mình sau khi tốt nghiệp sẽ nói tiếng Anh giỏi hơn mình nói tiếng Việt bây giờ”.

Tiếng Việt nổi tiếng khó, bằng cách nào để người nước ngoài học và nói thành thạo? Chàng giảng viên chia sẻ: “Mình không thấy ngữ pháp tiếng Việt “phong ba bão táp” nhưng phát âm quá khó, vốn từ nhiều, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào văn cảnh phức tạp, biến hóa. Tiếng Việt có nhiều giọng địa phương, vì vậy phải chịu khó “va chạm”. Hồi mới qua Hà Nội, khi ăn xong anh chủ quán hỏi “Em lo không?”. Mình tưởng anh ta dọa gì, sau mới biết nhiều người Bắc bị ngọng “l” và “n”. Hay khi vào Sài Gòn, có người bảo mình ốm quá, trong khi mình “khỏe như voi”, thì ra người miền Nam dùng “ốm” để chỉ thể trạng gầy gò”.

Nhờ quãng thời gian làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, luôn bắt đầu một tour ở miền Bắc, dọc theo miền Trung vào Nam và kết thúc ở miền Tây, nhờ vậy Ondra tiếp xúc được nhiều giọng điệu, từ các địa phương khác nhau nên bây giờ có thể nghe được giọng nhiều vùng. “Vợ mình người Đà Lạt, vậy mà có lần đi du lịch mình còn giúp… phiên dịch cho cô ấy mấy từ giọng Huế đấy”, Ondrej hóm hỉnh khoe.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.