Thêm cơ hội cho thí sinh khi ngành Sư phạm ở các trường tăng chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Năm 2023, các trường có ngành đào tạo Sư phạm đều đề xuất tăng chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội cho thí sinh trúng tuyển khi đăng ký các khối ngành Sư phạm.

Năm 2023, trường ĐH Sài Gòn dự kiến tuyển 4.895 chỉ tiêu cho 40 ngành học. Trong đó, ở 15 ngành đào tạo Sư phạm, trường dự kiến tuyển 1.000 chỉ tiêu, tăng 350 chỉ tiêu so với năm trước.

Cụ thể, ngành Sư phạm Tiếng Anh tăng từ 60 lên 150, Toán tăng từ 18 lên 50, Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý, mỗi ngành tăng từ 20 lên 50 chỉ tiêu. Các ngành Sư phạm Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Địa lý… năm trước tuyển 15 chỉ tiêu nhưng năm nay tuyển 40.

Trường ĐH Sư phạm TP. HCM cũng dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu, trong đó một số ngành đào tạo Sư phạm tuyển nhỉnh hơn năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu Sư phạm ngữ văn tăng 35 lên 80, Giáo dục Tiểu học tăng 20 lên 320, Sư phạm Sinh học tăng 14, Sư phạm Hóa học tăng 10… Đặc biệt, năm nay, trường tuyển sinh thêm Sư phạm Toán và Giáo dục Tiểu học dạy bằng song ngữ Việt - Anh.

Năm 2023, ở các trường có đào tạo nhóm ngành Sư phạm, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 vẫn chiếm tỉ lệ 50% - 70%. Tuy nhiên, điểm mới là một số trường Sư phạm tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, đồng thời mở rộng chỉ tiêu và số trường Sư phạm cùng sử dụng chung kết quả này.

Thêm cơ hội cho thí sinh khi ngành Sư phạm ở các trường tăng chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh ảnh 1

Thí sinh tham khảo thông tin về các trường có khối ngành Sư phạm. (Ảnh: ĐHSP)

Trường ĐH Sư phạm TP. HCM sẽ tuyển sinh theo năm phương thức. Để tuyển được thí sinh giỏi, trường dành 20% tổng chỉ tiêu xét tuyển và ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các lớp chuyên, 30% - 50% chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đặc biệt, trường tăng 30% chỉ tiêu tuyển từ kết quả học tập THPT kết hợp điểm thi Đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức năm 2022, 2023 hoặc trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2023.

Theo Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM, năm đầu tiên tổ chức xét tuyển từ điểm thi Đánh giá năng lực (năm 2022), có hơn 2.000 thí sinh tham gia. Bài thi thiết kế gọn nhẹ, tính phân loại cao, đánh giá được năng lực của thí sinh trong từng lĩnh vực cụ thể.

Năm nay, trường tiếp tục kỳ thi này với chỉ tiêu cao hơn, phạm vi sử dụng kết quả ở các ngành học cũng tăng (17 ngành Sư phạm và một số ngành khác). Đợt 1 của kỳ thi từ ngày 26/5 đến 28/5, đợt 2 từ ngày 9/6 đến 11/6. Thí sinh làm sáu bài thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh hoàn toàn trên máy tính.

Năm 2023 là năm thứ hai trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực, với hơn 4.600 thí sinh tham gia. So với năm 2022, số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng gấp đôi. Kết quả thi này không chỉ được dùng xét tuyển vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội mà còn được bảy trường khác trong khối Sư phạm sử dụng tuyển sinh đầu vào, là các trường: ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), ĐH Vinh, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và ĐH Quy Nhơn.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…