Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tiến sĩ Trịnh Lê Anh là Trưởng Bộ môn Quản trị Sự kiện, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh cũng là một MC nổi tiếng, đảm nhận thành công nhiều sự kiện lớn của đất nước trong thời gian vừa qua.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Là một giảng viên tôi mong muốn mình truyền được cảm hứng học tập và nghiên cứu khoa học cho học viên - sinh viên. Là một người dẫn chương trình truyền hình và một nhà tổ chức sự kiện trong nhiều năm, tôi mong muốn chuyển hoá tri thức thành nội dung ưu thế trong nghề MC và sự kiện.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 1

Trịnh Lê Anh - MC truyền hình nổi tiếng Cafe sáng trên VTV3.

Tôi thường xuyên tham gia các sự kiện nghệ thuật, các buổi biểu diễn, các lễ hội văn hóa lớn tại Việt Nam để thoả mãn đam mê của mình trong thực hành & nghiên cứu phát triển văn hoá, du lịch, lễ hội và sự kiện ở Việt Nam. Với cương vị là MC/Host trong nhiều sự kiện lớn của đất nước trong 2 thập kỷ qua, tôi cũng hy vọng bản thân đã có sự ảnh hưởng tích cực đến công chúng ở Việt Nam.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 2

MC Lê Anh hy vọng bản thân đã có sự ảnh hưởng tích cực tới công chúng Việt Nam.

Anh đến với nghề dạy học như thế nào?

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Tôi ước mơ làm truyền hình, nhưng tôi lại học song song 2 trường đại học thời kỳ những năm 1990 là Học viện Ngoại giao và Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN. Cái duyên học báo chí chính thức chưa kịp thành hiện thực thì cái duyên làm nghề giáo đã đến khi tháng 6/2000 tôi tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN. Nhà trường giữ tôi lại làm giáo viên, và tôi đã kịp yêu nghề này cho đến hôm nay.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 3

Theo anh, một giảng viên đại học trong thời đại số hiện nay phải có những phẩm chất gì?

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Thời đại số, giảng viên đại học phải cập nhật về nhận thức thời đại, công nghệ, tiếp cận và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, tư duy quốc tế, kỹ năng giảng dạy và (một chút) xu hướng đương đại.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 4
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 5

Anh tự nhận thấy sinh viên bây giờ thích các Thầy/Cô mình ở điểm nào nhất?

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Thân thiện, nhiệt tình, tâm lý, hài hước, bao dung là những tính cách chung. Còn cá nhân tôi cho rằng sinh viên đặc biệt thích các thầy/cô có tương tác khi dạy học.

Với những bài giảng dài, nặng lý thuyết, hàn lâm, người học thường không mấy chú ý và điều này có thể làm họ bỏ lỡ những kiến thức quan trọng. Khi giáo viên không tương tác, một số sinh viên thậm chí nằm ngủ trong các bài giảng dài. Khi giáo viên tương tác, hỏi đáp, học sinh sẽ chú ý hơn và không bỏ lỡ bất cứ chủ đề nào. Nếu bài giảng được thể hiện dưới dạng một cuộc thảo luận, học sinh có thể nói về quan điểm của mình đồng thời có thể học được những điều mới mẻ.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 6

Bên cạnh đó, tôi còn thấy sinh viên rất thích những thầy/cô cho ít bài tập về nhà. Điều này không có nghĩa là một giáo viên không nên cho bài tập về nhà. Nhưng khi giáo viên cho quá nhiều bài tập về nhà sẽ khiến học sinh cảm thấy quá tải và không muốn làm bài tập. Vì vậy, một thầy/cô giáo cho lượng bài tập vừa sức với học sinh của mình sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ và không quá áp lực. Cá nhân tôi vẫn đang chưa được "thích" có lẽ bởi điều này! (Cười)

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 7

Anh là một MC nổi tiếng, có một lúc nào đó anh đã nghĩ không đi dạy sinh viên nữa để tập trung cho công việc của MC?

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Trở thành một MC - người của công chúng được tín nhiệm tôi coi như mình được tặng quà từ cuộc sống, dù rằng bản thân đã rất nỗ lực để có được món quà ấy. Làm MC khiến tôi thấy hạnh phúc và có nhiều cảm hứng. Nhưng cũng giống như việc lướt Tiktok sẽ có nhiều thú vị và dễ dàng hơn nghiền ngẫm một cuốn sách, việc "đi dạy" của tôi chính là vế thứ hai. Là một giảng viên đại học có chất lượng là nhu cầu tự thân, khi tôi quan niệm về nghề nghiệp của mình phải là một công việc gắn bó với kiến thức và tư duy. Nên tôi sẽ cố gắng thu xếp để không phải bỏ nghề giáo. Tôi từng nghĩ công việc MC của mình như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều là vì như thế!

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Công việc MC như một con diều, còn công việc giảng dạy như sợi dây diều ảnh 8

Bây giờ nếu như được trở lại thời sinh viên, anh muốn làm gì nhất? Tại sao?

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Wow, một mong ước không thể xảy ra, cơ mà trong tâm tưởng, tôi vẫn thấy thú vị khi tưởng tượng ra mình còn là sinh viên. Sẽ có hai bối cảnh: Nếu là sinh viên của những năm 1995-1999 thì tôi sẽ chủ động học ngoại ngữ tốt hơn nữa, và kiên quyết giành cơ hội du học. Tôi đã bỏ lỡ vài cơ hội như thế thời trẻ chỉ vì quá đam mê công việc ở thực tại. Du học sẽ giúp tôi có nhãn quan sống và làm việc mở rộng hơn nữa. Nếu là sinh viên của những năm bây giờ, 202x, tôi cũng sẽ đi du học song song với khởi nghiệp, trước khi bản thân mình quá bận rộn với các công việc được thuê mướn thì mình muốn làm chủ một business của bản thân. Ở thời đại này, khởi nghiệp cho bạn trẻ những tư duy thực sự có giá trị cho cuộc sống sau này, kể cả khi khởi nghiệp không thành công.

Cảm ơn anh!

MỚI - NÓNG
‘Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống’: Đêm tri ân hùng tráng tại Đại học Phenikaa hướng đến Đại lễ 30/4
‘Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống’: Đêm tri ân hùng tráng tại Đại học Phenikaa hướng đến Đại lễ 30/4
SVVN - Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 24/4/2025, Đại học Phenikaa đã tổ chức chương trình giao lưu đặc biệt mang tên “Kể chuyện lịch sử – Tiếp lửa truyền thống”. Sự kiện đã thu hút hơn 1.000 sinh viên tham dự, để cùng nhau sống lại những năm tháng khốc liệt nhưng đầy hào hùng của dân tộc thông qua những câu chuyện lịch sử chân thực, xúc động và sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

SVVN - Với Đinh Thị Triều Tiên – Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018, được sống, học tập và cống hiến tại thành phố mang tên Bác là một niềm vinh dự lớn lao. Trong dòng chảy của ký ức và hiện tại, cô chia sẻ những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ đầy trách nhiệm về vai trò của người trẻ trong hành trình dựng xây tương lai đất nước.
Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

SVVN - Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) năm 2024, cũng như nhiều người bạn cùng lớp, Nhâm Nguyễn Nhật Minh đang phấn đấu, dần khẳng định bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Hiện, cậu bạn đang đảm nhiệm vị trí kỹ sư kiểm thử tại Hyundai Kefico, công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các thiết bị phụ trợ cho ô tô của Việt Nam và khu vực.
Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

SVVN - Tối 22/4, bầu trời Thủ đô bừng sáng với màn pháo hoa tầm cao tráng lệ, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngắm những loạt pháo hoa rực rỡ sắc màu, phía chân trời là dáng vẻ hiện đại của những tòa cao ốc, và ngay dưới ánh pháo hoa, người dân hạnh phúc, sum vầy bên người thân, tạo nên một khung cảnh khiến nhiều bạn trẻ cảm nhận sâu sắc: "Đây chính là vẻ đẹp của hòa bình."
Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

SVVN - Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam không chỉ là sự kiện đáng nhớ mà còn là cơ hội để nhiều ý tưởng kinh doanh nở rộ. Trong số đó, nổi bật lên hai xu hướng đang được giới trẻ hào hứng đón nhận: Chụp ảnh lấy liền tại các tiệm Photobooth theo chủ đề lịch sử và trải nghiệm không gian quán cà phê mang đậm màu sắc ngày thống nhất...
Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

SVVN - Nguyễn Phạm Hồng Đào, sinh năm 1997 tại TP.HCM, là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế với tinh thần dấn thân và sáng tạo. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cô từng ghi dấu ấn qua hoạt động xã hội, đối ngoại và các dự án cộng đồng. Hiện Hồng Đào là học viên thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Canterbury (New Zealand) theo học bổng toàn phần Manaaki.