TP. HCM: Thêm nhiều cây “ATM gạo” hỗ trợ người dân khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
TP. HCM: Thêm nhiều cây “ATM gạo” hỗ trợ người dân khó khăn
SVVN - Những ngày qua, khi TP. HCM thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19, rất nhiều cơ sở Đoàn cũng như các đơn vị đã tổ chức lắp đặt thêm các cây "ATM gạo" để phục vụ người dân lao động đang gặp nhiều khó khăn.

Từ ý tưởng của anh Hoàng Tuấn Anh - "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" năm 2020, "Công dân trẻ tiêu biểu TP. HCM" năm 2020 và Top 5 "Gương mặt truyền cảm hứng" của Wechoice 2020, những chiếc "ATM gạo" đã giúp người dân cả nước bớt đi một phần khó khăn trong các đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Trong đợt TP. HCM thực hiện giãn cách chống dịch lần này, từ hiệu quả cây “ATM gạo” đầu tiên được đặt tại P. Thạnh Lộc, Q. 12, những ngày qua tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. HCM đã tiếp tục lắp đặt và vận hành các cây "ATM gạo" nhằm hỗ trợ kịp thời cho người dân nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn trong công tác phòng chống dịch.

“ATM gạo được vận hành và duy trì ở mỗi địa điểm là kết quả của sự chung tay của rất nhiều nguồn lực. Từ công tác lắp đặt, vận động gạo từ các mạnh thường quân và lực lượng đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên hỗ trợ điều phối, đảm bảo an toàn tại khu vực đặt máy "ATM gạo". Người dân có nhu cầu có thể đến các địa điểm đặt máy để nhận gạo cũng phải tuân thủ nguyên tắc "5K". Mong rẵng sẽ có thêm nhiều “ATM gạo” trong thành phố để hỗ trợ bà con trong những ngày giãn cách khó khăn này”, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ.

TP. HCM: Thêm nhiều cây “ATM gạo” hỗ trợ người dân khó khăn ảnh 1

Người dân đến nhận gạo được các tình nguyện viên đo thân nhiệt và hỗ trợ khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19.

Bà con khó khăn tại Q. Bình Tân, TP. HCM mới đây đã rất hồ hởi khi trên địa bàn quận cũng đã lắp đặt cây “ATM gạo” hỗ trợ người dân lao động nghèo. "ATM gạo" này ra đời là kết quả quyên góp của PGS. TS Hồ Thanh Phong cùng với nhóm cựu sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM).

Trước đó UBND P. Tân Tạo (Q. Bình Tân) đã khảo sát và gửi 1.000 thư mời đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đến nhận gạo. Không chỉ vậy, bà con nghèo vãng lai biết thông tin cũng đến để được hỗ trợ.

Theo PGS. TS Hồ Thanh Phong, tổng cộng 6 tấn gạo (chia thành 1.200 túi) đã được phát trong đợt thứ nhất và chương trình "Túi gạo tình thương" sẽ vẫn tiếp diễn khi thành phố vẫn còn giãn cách. "Trong tình hình dịch bệnh nặng nề và kéo dài, chúng ta ai cũng thấy xót xa với tình cảnh người thất nghiệp vì dịch bệnh, người bán vé số, công nhân khó khăn... Tôi và một nhóm thân hữu đã quyên góp được một số tiền trước khi lên Facebook kêu gọi đóng góp", PGS. TS Hồ Thanh Phong chia sẻ.

TP. HCM: Thêm nhiều cây “ATM gạo” hỗ trợ người dân khó khăn ảnh 2

Những bạn tình nguyện viên sinh viên hỗ trợ tại các cây "MTM gạo".

Người dân lao động nghèo quận 3 cũng phấn khởi khi mới đây cây "ATM gạo" do Tập đoàn C.T Group đặt ngay tại địa chỉ 20A Trương Định đi vào hoạt động. Với phương châm "Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác. Mỗi người một phần, không sợ hết, chỉ là chia sẻ cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19".

Các tình nguyện viên phục vụ hỗ trợ mọi người khai báo y tế và tuân thủ "5K". Cùng với chương trình tại Q.3, đơn vị này còn đặt thêm cây "ATM gạo" tại 360 Xa Lộ Hà Nội, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức. Chương trình được diễn ra từ 8h mỗi ngày đến hết giờ làm việc buổi chiều. Mỗi ngày có 2.000 kg gạo trên mỗi máy ATM tương ứng với việc giúp được 2.000 người trên hai máy mỗi ngày.

Những địa điểm đặt “ATM gạo” tại TP.HCM

1. Tại Quận 1: 284 - 286 Võ Văn Kiệt, Phường Cầu Ông Lãnh.
2. Tại Quận 4: Nhà Thiếu nhi Quận 4 (405 Hoàng Diệu, Phường 2).
3. Tại Quận 6: Nhà thiếu nhi Quận 6 (212 Nguyễn Văn Luông, Phường 11).
4. Tại Quận 10: Chung cư Ấn Quang (1A Nhật Tảo đường Bà Hạt, Phường 9).
5. Tại Quận 12: Trường mầm non Bông Sen (2/2 đường Thạnh Lộc 29 KP 1, Phường Thạnh Lộc).
6. Tại quận Bình Tân: Trường Tiểu học Bình Trị 1 (520 Hương Lộ 2).
7. Tại quận Tân Bình: UBND Phường 15 (822 Trường Chinh, Phường 15).
8. Quận Đoàn Tân Bình (324 Lý Thường Kiệt, Phường 6).
9. Tại quận Tân Phú: Trung tâm quận sự Quận Tân Phú (2 Đỗ Thừa Tự, Phường Tân Phú).
10. Tại huyện Nhà Bè: Văn phòng Ban Nhân dân ấp 1 xã Long Thới (Mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo, ấp 1 xã Long Thới).

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.