Trào lưu làm bánh chưng giấy 'gây sốt' TikTok, báo hiệu mùa Tết đang đến gần

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dù còn gần hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, TikTok đã rộn ràng với một trào lưu mới: làm bánh chưng và nấu bánh chưng… bằng giấy. Những đoạn clip đầy sáng tạo với hàng triệu lượt xem không chỉ mang đến không khí Tết mà còn thể hiện sự hào hứng mong chờ ngày lễ cổ truyền của người Việt.

Bánh chưng giấy và ngọn lửa từ… màn hình

Những ngày cuối năm, hàng loạt video về “nồi bánh chưng giấy” tràn ngập TikTok, khiến không khí Tết như đến gần hơn bao giờ hết. Độc đáo ở chỗ, các bạn trẻ không dùng gạo nếp, thịt, đậu xanh hay lá dong để gói bánh, mà tất cả đều được làm từ giấy thủ công.

Từ mô hình chiếc bánh đến bếp lửa hay nồi bánh, tất cả đều được cắt dán, tô màu kỳ công. Thậm chí, có những đoạn clip sử dụng hiệu ứng để ngọn lửa nấu bánh “bập bùng” ngay trên màn hình điện thoại, tạo cảm giác sống động chẳng kém gì nồi bánh chưng thật.

Trào lưu làm bánh chưng giấy 'gây sốt' TikTok, báo hiệu mùa Tết đang đến gần ảnh 1

Những nồi bánh chưng được làm cầu kỳ, tỉ mỉ. (Ảnh chụp màn hình)

Lê Khánh Huyền (20 tuổi, sinh viên trường Đại học Kiến Trúc) chia sẻ: “Mình là người rất yêu thích thủ công nên khi thấy trào lưu này đã lập tức tham gia. Việc cắt gấp mô hình bánh chưng và bếp lửa giúp mình cảm nhận được không khí Tết rõ rệt, dù còn khá lâu nữa mới đến.”

Huyền cho biết cô mất gần một tuần để hoàn thành chiếc bánh chưng giấy đầu tiên của mình. “Để video thêm sinh động, mình còn ghép nhạc Tết, như bài Ngày Tết quê em hay Tết đong đầy. Mỗi lần nghe nhạc và nhìn sản phẩm mình làm xong, cảm giác như Tết đã thực sự đến.”

Trào lưu này không chỉ thu hút học sinh, sinh viên mà còn khiến nhiều người lớn, đặc biệt là dân văn phòng, hào hứng tham gia. Một số video với hashtag #noibanhchunggiay hay #lamnoibanhchung #tet2025 đã thu hút hàng triệu lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ.

Nguyễn Văn Tùng (26 tuổi, nhân viên IT tại Hà Nội) chia sẻ rằng trào lưu này gợi lại ký ức tuổi thơ của anh chàng. “Ngày xưa Tết nào cả nhà cũng quây quần bên nồi bánh chưng. Bây giờ sống xa nhà, không còn cơ hội được gói bánh, nhưng làm bánh giấy và chia sẻ trên mạng lại giúp mình thấy gần gũi hơn với không khí Tết xưa.”

Theo anh Tùng, điều thú vị nhất ở trào lưu này là sự sáng tạo không giới hạn. “Có bạn làm nồi bánh siêu nhỏ, chỉ bằng lòng bàn tay, nhưng chi tiết nào cũng tỉ mỉ. Có người lại tái hiện cả một góc sân nhà với bếp củi, ông đồ và những cành mai giả bằng giấy.”

Không chỉ mang tính giải trí, nhiều người còn coi đây là cách để ôn lại giá trị truyền thống. Thảo My (27 tuổi, nhân viên marketing) bày tỏ: “Mình dạy con làm bánh chưng giấy để bé hiểu thêm về phong tục gói bánh trong ngày Tết. Bé rất thích và còn khoe với bạn bè, thậm chí rủ các bạn cùng làm.”

Ý nghĩa đằng sau những chiếc bánh giấy

Không chỉ dừng lại ở sự sáng tạo hay niềm vui cá nhân, trào lưu làm bánh chưng giấy còn mang thông điệp về sự gìn giữ nét đẹp văn hóa. Các bạn trẻ cho biết, dù đây chỉ là mô hình, nhưng quá trình tự tay cắt dán và ghép các bản nhạc Tết giúp họ nhớ về ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ truyền thống.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, chuyên gia xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định: “Trào lưu làm bánh chưng giấy là một minh chứng cho thấy giới trẻ ngày nay vẫn rất yêu thích và trân trọng giá trị truyền thống. Thay vì chỉ tiêu thụ nội dung thụ động, các bạn trẻ sáng tạo ra những sản phẩm vừa độc đáo vừa mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.”

Trào lưu làm bánh chưng giấy 'gây sốt' TikTok, báo hiệu mùa Tết đang đến gần ảnh 2

Trào lưu này đang "làm mưa làm gió" trên nền tảng TikTok (Ảnh chụp màn hình).

Tiến sĩ cũng cho rằng các trào lưu như thế này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại số. “Việc tái hiện bánh chưng – một biểu tượng không thể thiếu của Tết cổ truyền trên nền tảng mạng xã hội không chỉ là cách giới trẻ ‘khoe tài’ mà còn lan tỏa giá trị văn hóa đến cộng đồng.”

Bên dưới phần bình luận của các clip, không khó để bắt gặp những bình luận hào hứng: “Tết chưa đến nhưng xem clip này thấy nhớ không khí đoàn viên lắm!; “Làm bánh chưng giấy đúng là ý tưởng hay, mình xem mà muốn học ngay., “Hồi nhỏ nhà mình hay nấu bánh chưng, giờ xem mấy video này mà xúc động.”

Trong một thời đại mà nhịp sống bận rộn khiến nhiều người khó tìm lại cảm giác háo hức mỗi độ Tết đến xuân về, trào lưu này như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về ý nghĩa của ngày Tết: sự đoàn viên, ấm áp và niềm vui gia đình.

Dù chỉ là những chiếc bánh “ảo” được làm từ giấy, nhưng những giá trị tinh thần mà chúng mang lại hoàn toàn chân thật. Và hơn cả, đây là cách để mỗi người Việt, dù ở đâu hay làm gì, vẫn cảm nhận được hương vị của Tết quê nhà đang đến gần.

Hãy khám phá những "nồi bánh chưng" độc đáo đang gây bão với hàng triệu lượt yêu thích và chia sẻ từ cư dân mạng.

Một bạn trẻ "nấu" bánh chưng trong lớp học. (Nguồn: class9a2210)

Bạn ly.nguyen08 với video nấu bánh chưng nhận được hàng triệu lượt xem trên TikTok. (Nguồn ly.nguyen08)

Trào lưu "nấu bánh chưng bằng giấy" được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. (Nguồn: anhbinzcutis1tg)

Bạn trẻ đón chào tết 2025 bằng nồi bánh chưng giấy. (Nguồn: thanhhatnhai_19)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

SVVN - Các loại “bùa yêu” đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng. Những lời quảng cáo như “giúp níu kéo tình yêu”, “đảm bảo đối phương nghe lời răm rắp” hoặc “hàn gắn mọi mâu thuẫn tình cảm” được các tài khoản tự xưng là “thầy bùa” tung hô. Tuy nhiên, ẩn sau những lời mời gọi hấp dẫn ấy là những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.