Dịch vụ xe buýt với các tuyến, chuyến và trạm dừng được thiết kế chuyên biệt di chuyển từ trung tâm TP. HCM đến các cơ sở của trường tại đường Nguyễn Văn Linh, Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM). Lộ trình di chuyển gồm 5 chuyến sáng và 5 chuyến chiều, được chia làm 3 tuyến chính.
Nhằm thuận tiện trong việc đăng ký, thanh toán, hủy chuyến cũng như theo dõi hành trình của xe, nhà trường cung cấp ứng dụng Shuttle Bus UEH trên thiết bị di động.
Thông qua ứng dụng, người dùng có thể đăng ký, thanh toán trước 24 tiếng và hủy chuyến trước 12 tiếng được hoàn 100% phí (được cấp phiếu miễn phí sử dụng cho lần sau) cũng như có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của xe.
Việc đưa vào sử dụng xe buýt nhanh sẽ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc đến trường. |
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cho biết, UBND TP. HCM vừa chấp thuận chủ trương hoạt động thí điểm 5 tuyến xe buýt điện trên địa bàn thành phố. Thời gian thí điểm là 24 tháng, kể từ khi các tuyến xe buýt điện đưa vào hoạt động. Trong thời gian thí điểm, Sở Giao thông Vận tải vận dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với loại xe buýt CNG có sức chứa tương đương đang hoạt động...
Những tuyến xe buýt điện sử dụng 6 điểm đầu cuối, trong đó 5 điểm đang phục vụ hoạt động của hệ thống buýt tại thành phố gồm: bến xe buýt Sài Gòn (Q. 1); bãi hậu cần số 1 (đường Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp); sân bay Tân Sơn Nhất (Q. Tân Bình); bến xe buýt Ký túc xá B (ĐHQG TP. HCM) và Bến xe miền Đông mới (TP. Thủ Đức). Điểm đầu cuối còn lại nằm trong khu dân cư Vinhome Grand Park. Nhà đầu tư xây dựng bến bãi với diện tích 2.000m2, bao gồm 20 vị trí cho xe đậu và hạ tầng kỹ thuật kèm theo. Ngoài ra, cùng việc chủ yếu sử dụng trạm dừng của mạng lưới buýt hiện hữu, trên lộ trình các tuyến buýt sẽ được bổ sung thêm một số điểm khác để thuận tiện cho khách đi lại.