Từ 15/1/2021 sẽ mở cổng đăng ký thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM

SVVN - Chiều nay, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP. HCM cho biết từ ngày 15/1 sẽ chính thức mở cổng đăng ký thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021.

Kỳ thi ĐGNL 2021 của ĐHQG TP. HCM dành cho thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD - ĐT và học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp THPT. Theo đó, sẽ tổ chức 2 đợt thi ĐGNL trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 7 địa phương

Đợt 1 thi vào ngày 28/3 (thí sinh đăng ký từ 15/1 đến 5/3/2021) tại TP. HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng và 2 điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 được dự kiến công bố sau 1 tuần.

Đợt 2 sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4/5 - 4/6 và tổ chức thi vào ngày 4/7/2021 tại 4 địa phương TP. HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 12/7.

Từ 15/1/2021 sẽ mở cổng đăng ký thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM ảnh 1Thí sinh dự thi ĐGNL do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2020. 

Sau lần đầu tổ chức năm 2020, ngoài các trường thành viên, có thêm 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG TP. HCM sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh vào năm 2019 đã tăng gần gấp 3 trong năm 2020, với gần 70 trường.

Đặc biệt, chỉ tiêu tuyển sinh bằng ĐGNL năm 2021 của các trường thành viên ĐHQG TP. HCM đều tăng lên. Trong đó, trường ĐH KHXH&NV với mức chỉ tiêu tối đa 50%, trường ĐH Bách khoa dành tối đa 70% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này

Kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút, chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. 

Thí sinh có thể đăng ký dự thi và xét tuyển tại địa chỉ: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/home.action

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.