Từ vỏ sầu riêng bỏ đi, nhóm sinh viên chuyển hóa thành vật liệu lưu trữ năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đề tài “Nghiên cứu chuyển hóa vỏ sầu riêng thành graphitic carbon ứng dụng làm vật liệu lưu trữ năng lượng” của nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) là một trong 10 sáng kiến xuất sắc nhất tại cuộc thi “Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng và đảm bảo công bằng xã hội”. Nhóm nhận về giải thưởng 50 triệu đồng (bao gồm hỗ trợ về tài chính và chuyên môn) để triển khai hoạt động trong vòng 6 tháng.

Nhóm sinh viên gồm: Bùi Đặng Đăng Khoa, Chế Quang Công, Lê Hoàng Long, Phan Phạm Đức Minh (cùng là sinh viên K2020, khoa Kỹ thuật Hóa học, trường ĐH Bách khoa) và Phạm Nguyễn Đăng Tuyên (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM).

Đăng Khoa cho biết sau khi nghe chia sẻ từ ThS. BS Nguyễn Hữu Đức Minh (trường ĐH Y Dược TP.HCM) cũng như các bác sĩ y học cổ truyền về phương pháp điều trị Đông y, nhóm biết được rằng, vấn đề bất cập của máy điện châm lưu động truyền xung điện thường do pin yếu và có tuổi thọ ngắn. Do đó, nhóm định hướng nghiên cứu siêu tụ điện trữ năng lượng để ứng dụng vào ắc quy nhằm nâng cao tuổi thọ thiết bị điện tử hoặc phương tiện giao thông.

Từ vỏ sầu riêng bỏ đi, nhóm sinh viên chuyển hóa thành vật liệu lưu trữ năng lượng ảnh 1

Bốn thành viên trong nhóm nghiên cứu. (Ảnh: NVCC)

Nhận thấy tiềm năng của Carbon Aerogel trong sản xuất siêu tụ điện và đã có nền tảng trước đó về Carbon Aerogel, nhóm quyết định chọn hướng nghiên cứu về loại vật liệu này. Điều đặc biệt nhất là nhóm phát hiện ra tiền chất tổng hợp Carbon Aerogel có thể lấy hoàn toàn từ vỏ trắng sầu riêng, là một “mỏ vàng bị lãng quên” trong nông nghiệp. Các quy trình tổng hợp trước đó còn phức tạp, tốn hóa chất nên nhóm cũng đã đi tìm giải pháp xanh hơn, hạn chế hoá chất.

Đăng Khoa chia sẻ: “Đề tài của nhóm tiếp tục được đến bây giờ cũng nhờ sự đam mê và tâm huyết của các bạn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (y tế, hóa học, xã hội). Sự liên ngành là chìa khóa để nhóm tìm ra giải pháp sáng tạo và phù hợp với các tiêu chí khả thi - bền vững”.

Từ vỏ sầu riêng bỏ đi, nhóm sinh viên chuyển hóa thành vật liệu lưu trữ năng lượng ảnh 2

Quy trình biến vỏ sầu riêng bỏ đi chuyển hóa thành làm vật liệu lưu trữ năng lượng.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm luôn nhận được sự hướng dẫn của ThS. BS Nguyễn Hữu Đức Minh, PGS. TS Lê Thị Kim Phụng, TS Đặng Văn Hân và PGS. TS Nguyễn Đình Quân (khoa Kỹ thuật Hóa học).

PGS. TS Nguyễn Đình Quân cho rằng, bằng việc ứng dụng vật liệu carbon với cấu trúc xốp đặc biệt từ vỏ sầu riêng để tái tạo và lưu trữ năng lượng, ý tưởng tận dụng nguyên liệu phế – phụ phẩm nông nghiệp của nhóm mang ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sự cao.

Cuộc thi "Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng và đảm bảo công bằng xã hội” được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Năng lực Thích ứng (CAB) và Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung Việt Nam (FES Việt Nam), tại Đà Nẵng, từ ngày 19/1 - 22/1/2024.

MỚI - NÓNG
Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong
Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong
SVVN - Ông Đinh Văn Yến (sinh năm 1952, nguyên Bí thư chi bộ thôn 2, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã hơn 30 năm tuổi Đảng vẫn nhiệt huyết với công tác xã hội, chú trọng đến giáo dục địa phương và hết mình giúp dân vượt khó thoát nghèo.
'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' công bố ban giám khảo chuyên môn trước giờ G
'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' công bố ban giám khảo chuyên môn trước giờ G
SVVN - Được xem là sự kiện văn hóa nghệ thuật, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao và giàu tính nhân văn, 'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' (HANIFF 2024) trước giờ G hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo và mang dấu ấn quốc tế, với những tên tuổi trong nghề có uy tín trong nước và trên thế giới.
Hồ Ngọc Hà tặng học bổng và động viên các em nhỏ gặp khó khăn nỗ lực học tập
Hồ Ngọc Hà tặng học bổng và động viên các em nhỏ gặp khó khăn nỗ lực học tập
SVVN - Tiếp tục series 'Hành trình 20+', Hồ Ngọc Hà đã trao học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Bình, Hồ Ngọc Hà đã đến thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Đây là một trường hợp đặc biệt được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bảo Ninh giới thiệu cho ê kíp của ca sĩ Hồ Ngọc Hà.

Có thể bạn quan tâm

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương đề xuất thời điểm công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm cần phải rơi vào sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.