Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ được giữ ổn định

SVVN - Nhiều trường Đại học đề nghị Bộ GD – ĐT, tiếp tục chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Kết quả kỳ thi này vẫn là căn cứ quan trọng để xét tuyển Đại học cho những trường có nhu cầu.

Qua đăng ký, các trường nhận thấy số thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia để đăng ký tuyển sinh vẫn chiếm tỷ lệ trên 50%. Việc sử dụng kết quả thi vẫn là phương án đỡ vất vả, tốn kém, thuận lợi cho cả thí sinh và các trường Đại học.

Tại Hội nghị trực tuyến Giáo dục đại học năm 2021 được tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD - ĐT cho biết, phương án tuyển sinh vẫn sẽ giữ ổn định như năm 2020 và từng bước được hoàn thiện. Trong đó, phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở giáo dục đại học.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, việc tổ chức tuyển sinh sẽ có những cải tiến, chủ yếu là thi trên giấy nhưng sẽ từng bước tiến tới việc thi trên máy ở những nơi có đủ điều kiện và tiệm cận với tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ được giữ ổn định ảnh 1 Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, Bộ GD – ĐT, sẽ nghiên cứu hình thành các trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính và có thể thi nhiều đợt trong năm, đảm bảo minh bạch, công bằng giữa các lần thi.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các trường đại học đều bày tỏ mong muốn giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2020. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến để cải tiến hình thức thi nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và tin cậy.

Giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức, nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra thành công. Do vậy, trong năm 2021, việc giữ ổn định kỳ thi sẽ tạo tâm lý an tâm cho thí sinh. Đây vẫn là kỳ thi quan trọng đối với việc tuyển sinh của các trường vì đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, đỡ vất vả, tốn kém cho thí sinh lẫn các trường đại học. Việc chuyển đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT cần thời gian nhiều năm chứ không thể chuyển đổi ngay lập tức.

PGS. TS Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cũng ủng hộ phương án giữ ổn định phương thức tuyển sinh, đặc biệt sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường ĐH Ngoại thương trong năm 2021 vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển với chỉ tiêu khoảng 50%. Bên cạnh đó, trường sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh bằng các phương thức xét tuyển khác.

Tính xa hơn trong 3 - 5 năm tới, theo bà Lê Thị Thu Thủy, cần thiết phải thành lập trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức các kỳ thi. Các trường đại học có thể sử dụng những kết quả này để thực hiện việc xét tuyển và xét tuyển nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, để từng bước thành lập trung tâm khảo thí độc lập, cần có những quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành và sự chuẩn bị từ phía các trường đại học cũng như các trường THPT và học sinh.

Đề xuất một số nội dung liên quan đến tuyển sinh, đại diện ĐH Đà Nẵng chia sẻ, trước thực trạng thí sinh trúng tuyển bằng các hình thức xét tuyển riêng nhưng không xác nhận nhập học khiến trường rơi vào thế bị động, Bộ GD - ĐT nên cho phép thí sinh đăng ký các nguyện vọng bằng các hình thức xét tuyển khác nhau trên cùng một phiếu; đồng thời, phần mềm lọc ảo của Bộ nên được cải tiến để không chỉ lọc ảo đối với việc xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT mà có thể tích hợp lọc ảo tất cả phương thức tuyển sinh nhằm giảm lượng trúng tuyển ảo.

Bộ cũng nên bỏ việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm do trước đó các em đã được đăng ký không giới hạn nguyện vọng nên việc điều chỉnh là không cần thiết, gây kéo dài thời gian tuyển sinh. Tâm lý thí sinh không ổn định do băn khoăn chọn trường sẽ tạo nên bức tranh tuyển sinh lộn xộn.

Về vấn đề cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng một lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT, cho rằng việc này đã được thực hiện vài năm gần đây và cho thấy tính hiệu quả vì tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Các em có thêm cơ hội để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với điểm thi và nhu cầu của bản thân về ngành nghề theo học. Do vậy, quy định này cần được duy trì trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.