Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn

0:00 / 0:00
0:00
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn
SVVN - Nguyễn Tăng Quang (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM) cùng một số người bạn đã thực hiện dự án vẽ tranh minh họa về những ngày Sài Gòn giãn cách. Dự án góp quỹ cho chương trình “Bếp yêu thương” nhằm mang lại những bữa ăn cho người nghèo và các mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP. HCM.

Quang cho biết, mình và nhóm bắt đầu thực hiện bộ tranh vào đầu tháng Sáu, khi Sài Gòn ở những ngày đầu giãn cách. Lúc đó, có rất nhiều hình ảnh các anh chị làm từ thiện chia sẻ về những người dân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Quang kể lại: “Ban đầu, mình chỉ định vẽ 1, 2 bức sau khi nhận được lời ngỏ để vẽ tặng cho mạnh thường quân đã ủng hộ chương trình thiện nguyện. Trong quá trình tìm tư liệu vẽ, tụi mình thấy rất nhiều hình ảnh đẹp nên bộ tranh cứ lớn dần. Một phần, ở thời điểm đó, mình và các bạn đang phải cách ly ở nhà do là F3 nên cũng có nhiều thời gian dành cho dự án”.

Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 1

Bộ tranh ký họa mang lại nhiều cảm xúc cho người xem về một Sài Gòn - nơi có nhiều những người lao động mưu sinh với đủ mọi ngành nghề.

Dự án ban đầu chỉ mình Quang nhưng sau đã mở rộng dần lên tới 10 người cùng tham gia. Tất cả thành viên dự án đều là “tay ngang”, ban ngày làm việc, tối về vẽ tranh. “Có những em bé 10 tuổi, có các bạn đang là sinh viên năm nhất, các bạn du học sinh (từ Tây Ban Nha và Úc), và cả cô đã ngoài 60 tuổi cũng góp sức. Mọi người kết nối với nhau từ một bài post do mình chia sẻ trên mạng xã hội. Tuy lần đầu làm việc chung, nhưng mọi việc cũng diễn ra khá suôn sẻ, vì mọi người đều dành cho Sài Gòn những tình cảm đặc biệt”, Quang nói.

Dự án cho đến nay đã có hơn 50 bức ký hoạ (size A4 hoặc A5) về cuộc sống của người lao động Sài Gòn khi giãn cách. Khi vẽ bộ tranh, các thành viên trong nhóm tự do lựa chọn đề tài, để có cảm xúc và vẽ tự nhiên nhất có thể. Sau đó Quang là người tập hợp các tranh lại, rồi làm lay-out dựa trên những câu chuyện có sự tương đồng. “Quá trình làm việc nhóm cũng gặp chút khó khăn vì bọn mình chỉ làm online nhưng cần sự thống nhất trong nét vẽ và màu sắc. Vì vậy tụi mình phải trao đổi khá nhiều, đôi khi sẵn sàng vẽ lại từ đầu nếu tranh bị rời rạc so với các bạn khác”, Quang chia sẻ.

Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 2

Những nhân vật mà bộ tranh đề cập rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày tại Sài Gòn.

Với Quang, sau hơn một tháng thực hiện dự án đã để lại cho anh nhiều kỷ niệm thú vị. Quang tâm sự: “Đối với mình, việc viết nội dung cho những bức tranh khá khó vì mình không phải người Sài Gòn, lại cần tìm một mạch liên kết hết toàn bộ câu chuyện với nhau. Lúc viết, mình phải vừa viết vừa tra từ điển phương ngữ người Sài Gòn để có được sự gần gũi, chân thật. Các bạn ở miền Tây còn góp ý cho mình để câu văn nghe ra chất Nam Bộ. Và nhờ vẽ tranh mà tụi mình giảm bớt sự lo lắng, suy nghĩ trong mùa dịch”.

Ban đầu, dự án chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những câu chuyện về người Sài Gòn giãn cách thông qua những hình ảnh. Nhưng sau khi Quang đăng một vài hình vẽ, nhiều anh chị, bạn bè đã đề nghị phát triển dự án để có thể mang đến nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Từ đó, một group các anh chị làm về truyền thông và marketing cùng tham gia để kết nối dự án với các tổ chức cộng đồng. Nhờ sự hỗ trợ thêm của nhiều bạn trẻ, bộ tranh đã kết nối và hỗ trợ cho Foodbank Việt Nam và Quỹ Hy Vọng. “Ban đầu, tụi mình cũng khá lo lắng vì không biết những bức tranh nghiệp dư có phù hợp để đi cùng những chương trình khác hay không. Sau đó, mọi người thấy rằng một bộ tranh vẽ về những cuộc đời lao động hè phố Sài Gòn nếu có thể giúp đỡ được từng bữa ăn cho các cô chú gặp khó khăn thì thật phù hợp và ý nghĩa”, Quang bày tỏ.

Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 3

Nguyễn Tăng Quang - người phụ trách chính dự án. Đợt dịch năm 2020 anh cũng từng ra cuốn sách tranh ký họa về cuộc sống, sinh hoạt tại khu cách ly ở Sài Gòn.

Sau khi Quang và nhóm giới thiệu bộ tranh, có nhiều anh chị và các tổ chức đã biết hơn về công việc của Foodbank Việt Nam và đã ủng hộ vật chất lẫn tinh thần cho “Bếp yêu thương” mà tổ chức này đang cung cấp những suất ăn miễn phí cho người dân lao động bị mất việc, các mái ấm, nhà mở bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại Sài Gòn. “Tụi mình sẽ gửi lại toàn bộ tranh cho Foodbank để tặng cho các mạnh thường quân đã hỗ trợ cho quỹ trong đợt vừa rồi. Có một vài đơn vị cũng xin phép sử dụng tranh để in ấn và làm các tác phẩm, lợi nhuận sẽ được chuyển về cho Foodbank giúp mang đến nhiều bữa cơm hơn nữa cho người nghèo”, Quang phấn khởi cho biết.

Cùng xem bộ tranh ký họa của nhóm Quang thực hiện:

Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 4
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 5
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 6
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 7
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 8
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 9
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 10
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 11
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 12
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 13
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 14
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 15
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 16
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 17
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 18
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 19
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 20
Vẽ tranh ký họa ủng hộ suất ăn cho người lao động khó khăn tại Sài Gòn ảnh 21
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.