Việt Nam có chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
Mới đây, lễ ký kết chuyển giao chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn giữa Học viện Jetking Ấn Độ và Tổ chức giáo dục FPT đã diễn ra, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn tại Việt Nam.

Hiểu rõ tầm quan trọng của ngành vi mạch, Tổ chức giáo dục FPT đã hợp tác với Học viện Jetking đưa chương trình đào tạo chất lượng quốc tế về Việt Nam. Qua đó, mở rộng cơ hội cho những thế hệ trẻ và người đam mê công nghệ thông qua Hệ thống đào tạo FPT Jetking.

Mr. Harsh Bharwani - CEO Jetking Ấn Độ chia sẻ: "Để nắm bắt xu hướng thị trường, Jetking sẽ triển khai chương trình đào tạo về vi mạch tại Ấn Độ và hợp tác cùng với FPT để triển khai tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng Ấn Độ và Việt Nam sẽ trở thành những điểm đến được ưa chuộng để thiết kế và sản xuất chip, từ đó xuất khẩu sang thị trường ở châu Mỹ và châu Âu."

Việt Nam có chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế ảnh 1
Ông Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng trường ĐH FPT chia sẻ về sự hợp tác đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn.

Với mong muốn đẩy mạnh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ bán dẫn, FPT Jetking đã có buổi ký kết tại Mumbai cùng Học viện Jetking Ấn Độ để chuyển giao chương trình đào tạo quốc tế và khẳng định sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo sinh viên.

Ông Nguyễn Khắc Thành - Chủ tịch hội đồng trường ĐH FPT chia sẻ: “Jetking không chỉ có một chương trình học đáng tin cậy với công nghệ tiên tiến, mà còn liên quan chặt chẽ đến ngành công nghiệp. Điều này rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng những kiến thức và kỹ năng được truyền đạt thực sự có giá trị trong thực tế. Với sự hợp tác của FPT và Jetking, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể đào tạo một lượng lớn chuyên gia cho thị trường, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn".

Buổi lễ ký kết giữa Tổ chức giáo dục FPT và Học viện Jetking - Ấn Độ không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của giáo dục công nghệ tại Việt Nam, mà còn là bước đệm vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai.

Việt Nam có chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế ảnh 2
Ông Harsh Bharwani – CEO Jetking Ấn Độ (thứ hai bên trái), ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT (thứ hai, bên phải) ký kết hợp tác.
Việt Nam có chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế ảnh 3

Nhận thức ngành vi mạch cần được chú trọng vào kiến thức bài bản và chuyên sâu, FPT Jetking đã lựa chọn chương trình Thiết kế vi mạch bán dẫn của Ấn Độ để mang về đào tạo tại Việt Nam. Với chương trình học tại FPT Jetking, sinh viên sẽ tiết kiệm được thời gian học tập vì chương trình đào tạo trong 2 năm và có chất lượng chuyên môn cao, sinh viên được học thẳng chuyên ngành với lượng thực hành lên đến 70%, kết hợp với hoàn thành đồ án trong mỗi kỳ để củng cố kiến thức và kỹ năng khi học.

Bên cạnh đó, FPT Jetking còn hỗ trợ giới thiệu, kết nối sinh viên với các công ty đầu ngành trong suốt quá trình thực tập cho tới khi tìm việc làm, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn trong và ngoài nước.

FPT bắt đầu nghiên cứu mảng bán dẫn từ 10 năm trước. Năm 2023, công ty nhận được đơn đặt hàng 70 triệu chip trong giai đoạn 2024 - 2025 cho các khách hàng Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản trong lĩnh vực thiết bị y tế và nhiều ứng dụng điện tử. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành mới, FPT đã tham gia đào tạo ngành Công nghệ bán dẫn, dự kiến bổ sung nhân lực kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên bán dẫn trong tương lai ở các bậc cao đẳng, cũng như hợp tác với Học viện Jetking đưa chương trình đào tạo chất lượng quốc tế về Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.