Việt Nam đang khát nhân lực Kỹ sư Hàng không lành nghề

SVVN - Tại buổi tọa đàm “Kỹ sư Hàng không có thể làm gì?” diễn ra ngày 30/6, tại trường ĐH Văn Lang, do PGS. TS Nguyễn Thiện Tống - Trưởng ngành Kỹ thuật Hàng không, trường ĐH Văn Lang dẫn dắt, nhiều thông tin về câu chuyện ngành nghề đặc biệt này được gợi mở .

Chia sẻ về trải nghiệm triển lãm mới nhất về hàng không vũ trụ tại Paris vừa qua, TS Hồ Nhật Quang, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Meggitt Việt Nam cho biết, lĩnh vực hàng không trên thế giới hiện nay đang hướng đến việc nghiên cứu thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống bằng năng lượng điện, năng lượng hydrogen. Từ việc thay đổi nguồn năng lượng sạch mới, các doanh nghiệp có thể hoàn thành cam kết trung hòa carbon hiệu quả, góp phần chinh phục mục tiêu toàn cầu Net Zero (không phát thải ròng) đã đặt ra.

Việt Nam đang khát nhân lực Kỹ sư Hàng không lành nghề ảnh 1
Các bạn sinh viên tham dự buổi tọa đàm.

Tiếp đó, TS Hồ Nhật Quang cũng đã chia sẻ cùng các bạn sinh viên dự án phát triển air taxi được ấp ủ hiện thực hóa trong Thế vận hội mùa Hè sẽ diễn ra tại Paris vào năm 2024. Bàn về tiềm lực của người học ngành Kỹ thuật Hàng không trong kỷ nguyên công nghệ, PGS. TS Nguyễn Thiện Tống, Trưởng ngành Kỹ thuật Hàng không, trường ĐH Văn Lang cho biết, trường học cần dạy những điều mà doanh nghiệp không dạy được; người học ngành Kỹ thuật Hàng không phải được trang bị nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc, khả năng tự học và phát triển bản thân không ngừng.

Việt Nam đang khát nhân lực Kỹ sư Hàng không lành nghề ảnh 2

Các chuyên gia giải đáp thông tin tại buổi tọa đàm.

“Khi các bạn trải qua quá trình đào tạo bài bản, các bạn sẽ là những người có khả năng học tập suốt đời, thậm chí có thể áp dụng những cái của hàng không để giải quyết những vấn đề không phải thuộc lĩnh vực hàng không”, PGS. TS Nguyễn Thiện Tống nhắn nhủ.

Giải đáp câu hỏi chủ đề của toạ đàm “Kỹ sư hàng không có thể làm gì?”, ThS Phạm Thanh Toàn, CEO Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh MiSmart nhấn mạnh, đáp án nằm ở xu hướng phát triển đang chuyển biến từng ngày của thế giới. Với nền tảng khoa học bài bản, tinh thần tự học, vốn ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và ý thức tự giác được rèn luyện nghiêm ngặt ngay tại giảng đường đại học, người học ngành Kỹ thuật Hàng không không chỉ phát triển trong lĩnh vực chuyên môn mà còn có thể mở rộng giới hạn, học tập và thích nghi nhanh chóng với nhiều ngành nghề thuộc nhóm Công nghệ Kỹ thuật.

“Trên thế giới, Kỹ thuật Hàng không là một ngành học “đắt giá”, giàu cơ hội phát triển cho người trẻ. Còn ở Việt Nam, thị trường hàng không hiện đang "khát" nhân lực, đòi hỏi số lượng lớn kỹ sư được đào tạo bài bản”.

(PGS. TS Nguyễn Thiện Tống - Trưởng ngành Kỹ thuật

Hàng không, trường ĐH Văn Lang)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.