Xu hướng, phương thức tuyển sinh ĐH năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong năm 2022, dự kiến nhiều điểm mới xuất hiện trong phương thức tuyển sinh của nhiều trường đại học. Chẳng hạn như giảm chỉ tiêu xét điểm tốt nghiệp, sử dụng điểm thi đánh giá năng lực...

Giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã thông báo về phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2022. Theo đó, xu thế chung là các trường vẫn sẽ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng có giảm chỉ tiêu, giảm sự lệ thuộc vào phương thức này.

Cụ thể, ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ dự kiến tuyển sinh 10 - 20% tổng chỉ tiêu theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp 2022 cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D28 và D29 (năm 2021 phương thức này chiếm 50-60% chỉ tiêu của trường). Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng chỉ tiêu của phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy lên tới 60 - 70%.

Tại trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) cũng chuyển sang phương thức Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM là chủ yếu, trong khi phương thức điểm thi chỉ chiếm 30 - 60% chỉ tiêu.

ĐHQG Hà Nội cũng dự kiến tuyển sinh 2022 ngành “hot” chủ yếu vào ĐGNL chứ không phải điểm thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.

Trường CĐ Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng thông báo việc sử dụng chủ yếu phương thức xét học bạ trong tuyển sinh 2022. Theo đó, thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT sẽ được tuyển thẳng vào trường.

Đa dạng phương thức tuyển sinh, tăng phương thức xét điểm ĐGNL

Cũng trong năm 2022, các trường đại học sẽ được thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, tuyển sinh theo đề án của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức xét tuyển. Với tinh thần tăng cường tự chủ đại học và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đang diễn ra ở nhiều trường đại học lớn trên cả nước.

Trong năm 2022, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. HCM) có nhiều điểm mới trong tuyển sinh năm 2022, đặc biệt là xét thí sinh có thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao. Trường cũng dự kiến bổ sung phương thức ưu tiên xét tuyển thí sinh thành viên thuộc đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố.

Theo thông tin từ trường ĐH Thương mại, trường tuyển sinh 4.150 chỉ tiêu, với 5 phương thức tuyển sinh. Như vậy là thêm 2 phương thức mới so với năm 2021. Đó là xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (học bạ) đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia và xét tuyển dựa trên kết quả thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2022.

Trường ĐH Thủy lợi cũng cho biết dự kiến sẽ áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Trường sẽ tuyển sinh dựa theo 4 phương thức là: xlXét tuyển thẳng, kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, kết quả học tập 3 năm THPT và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Tăng thêm nhiều ngành học mới

Rất nhiều trường đã thông báo việc mở ngành học mới cho năm 2022. Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) dự kiến mở thêm ngành Kỹ thuật Vật liệu (chương trình chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh), phục vụ chiến lược phát triển ngành vật liệu hiện đại, tiên tiến, chuẩn mực quốc tế của đất nước.

Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM dự kiến mở thêm ngành Dược học. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM mở ngành Công nghệ Điện tử và Tin học (ngành thử nghiệm), Kỹ thuật Máy tính, ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Trong năm 2022, 3 ngành mới của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM là Luật, An toàn Thông tin, Xe điện - Xe lai.

Trường CĐ Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành Dược, Kỹ thuật Phục hồi Chức năng, Điều dưỡng và Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…