Ám ảnh với ‘ngân hàng cột điện’, ‘dịch vụ giải ngân mùa dịch’

0:00 / 0:00
0:00
Ám ảnh với ‘ngân hàng cột điện’, ‘dịch vụ giải ngân mùa dịch’
SVVN - “Tốt nhất là không vay lãi, kể cả vay giúp bạn bè. Vì khi xảy ra chuyện, không phải ai cũng chịu trách nhiệm với mình”, một sinh viên trường ĐH TDTT chua chát sau lần vay tiền qua ứng dụng.

Câu chuyện sinh viên tên T. của trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM “dính” khoản vay từ các app vay tiền lên đến 300 triệu đồng, cả gốc lẫn lãi, gây xôn xao dư luận mấy ngày nay.

Theo thông báo của trường, sinh viên T. đánh mất khoản tiền đóng học phí. Vì sợ nên T. đã không nói với gia đình mà đi vay "tín dụng đen" qua app cho vay trực tuyến, với lãi suất cao. Đến khi gia đình T. biết thì số tiền vay và lãi đã lên đến 300 triệu đồng.

ThS Hoàng Thị Thoa - Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, nhà trường ghi nhận trường hợp của T. và đã có thông báo, yêu cầu toàn thể sinh viên trong trường “tuyệt đối không tham gia vay tín dụng qua ứng dụng hoặc vay tín dụng trực tuyến với lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố”.

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM đề nghị những sinh viên đã thực hiện vay vốn tín dụng lãi suất cao liên hệ Phòng Công tác sinh viên và Thanh tra giáo dục để được hỗ trợ giải quyết. Khuyến cáo sinh viên nếu gặp khó khăn đột xuất về tài chính có thể liên hệ trường để được hỗ trợ.

Ám ảnh với ‘ngân hàng cột điện’, ‘dịch vụ giải ngân mùa dịch’ ảnh 1

Cảnh báo của trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM sau vụ việc của sinh viên T..

Theo ThS Ho nóàng Thị Thoa, từ nhiều năm nay, trường đã luôn có các hình thức tuyên truyền, khuyến cáo đến sinh viên không vay hoặc tham gia các hình thức tín dụng kiểu “không rõ nguồn gốc”. Tuy nhiên, các hình thức tín dụng trái phép luôn có rất nhiều chiêu trò để lôi kéo, dụ dỗ, đến khi biết thì quá muộn. Các đối tượng có rất nhiều kinh nghiệm để đánh vào sự non nớt về vốn sống, ít hiểu biết về các hoạt động tài chính, công nghệ, nhất là sinh viên mới ở các tỉnh lên thành phố.

Tại buổi báo cáo chuyên đề “An ninh sinh viên và thời sự” do trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM mới tổ chức tuần qua, Trung tá Bùi Thái Đức – báo cáo viên Công an TP. HCM cho biết, cũng như các hình thức đa cấp trái phép, tín dụng đen là mối đe dọa, trong đó có sinh viên. Các ứng dụng vay tiền online thực chất là vay tín chấp, giao dịch trực tuyến qua ứng dụng rất dễ và nhanh, chỉ với thông tin cá nhân, ảnh chụp, CMND và đồng ý cho truy cập danh bạ điện thoại.

Bên cạnh đó, nhiều người vì không tìm hiểu kỹ các điều khoản, quy định lãi suất và hạn mức nên khi đã đồng ý vay sẽ lún sâu hơn. Khi không thể trả nợ, các đối tượng cho vay còn giới thiệu thêm các ứng dụng vay khác để trả dẫn đến nợ chồng nợ. Đây là thủ đoạn của tín dụng đen, cài cắm giăng bẫy bằng các điều khoản mơ hồ, nếu không tỉnh táo sẽ dính bẫy. Theo Trung tá Bùi Thái Đức, trong trường hợp sinh viên bị lừa đảo hoặc đe dọa có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng kèm theo tài liệu và chứng cứ.

Thực tế, các ứng dụng và dịch vụ cho vay nặng lãi suất hiện rất nhiều tại các khu vực các trường ĐH. Tại khu vực Làng ĐH Thủ Đức, các tờ rơi quảng cáo cho vay dán và đặt vương vãi khắp nơi.

“Họ đến tận phòng trọ nhét tờ rơi, danh thiếp cho vay vào phòng, nhét ở khe cửa. Có lần mình bảo không có nhu cầu, họ thản nhiên nói cứ giữ lại khi cần thì gọi, hoặc biết ai cần thì giới thiệu, có người đến tận nơi giao tiền”, Nguyễn Thị Thanh Thảo (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM, đang trọ ở đây) cho biết.

Trần Phúc D. (trường ĐH Nông Lâm TP. HCM) kể lại: “Hồi tháng Tám, mình nhận được số điện thoại lạ gọi đến, một phụ nữ sau khi lịch sự giới thiệu tên và công ty, cho biết: " Bên em đang có chương trình giải ngân tài chính hỗ trợ sinh viên mùa dịch, gói hỗ trợ có thể lên đến 60 triệu đồng. Nếu anh có nhu cầu, bên em sẽ tư vấn và giải ngân, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện”. Nghĩ rằng đây là dịch vụ quảng cáo ngân hàng, D. tắt máy.

Liên tiếp cả tuần đó, D. nhận được các cuộc gọi có nội dung tương tự. Nhân viên cam kết nếu có nhu cầu thì chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, CMND và đăng nhập vào một trang web được cung cấp, tiền sẽ được chuyển sang ví điện tử chỉ sau 10 phút (?!).

“Mình thử tra tên dịch vụ thì biết đây là ứng dụng cho vay tiền. Lạ là nếu vay 2 triệu đồng thì mình chỉ nhận được 1,8 triệu đồng với lý do là “thủ tục ký đảm bảo”. Nhưng lãi vay thì vẫn tính đủ trên tổng số vay”, theo D., “không có ngân hàng nào lại cho vay dễ dàng, nhanh gọn, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân và quyền truy cập điện thoại, thậm chí không cần biết mặt người vay như các dịch vụ này. Dứt khoát chỉ có các app tín dụng đen dụ dỗ, lừa vay lãi suất cao”.

Không được tỉnh táo như D., một sinh viên trường ĐH TDTT II tên G., vì cần giúp một người, bạn đã vay nóng 3 triệu đồng từ một ứng dụng tên J.… Người bạn này sau đó bỏ về quê và… không liên lạc được. Vì không trả kịp, G. thường xuyên bị gọi điện thoại chửi bới và hăm dọa. “Họ dọa sẽ đến tận trường thông báo và báo cho gia đình. Lúc đó, số nợ đã lên đến gần 8 triệu đồng, họ giới thiệu mình vay tiếp qua một ứng dụng khác nhưng phải vay 10 triệu đồng hoặc hơn, lãi suất vẫn như cũ”, G. kể. Đường cùng, G. phải cầm cố chiếc xe máy, định sẽ nói dối gia đình rằng bị mất trộm, nếu lộ chuyện.

“Ông bầu đội bóng mình hay đá cho công ty anh này biết chuyện đã cho 6 triệu đồng, quyên góp các anh khác trong đội cho mình đủ tiền chuộc xe ra. Không phải ai cũng may như mình, tốt nhất là không vay lãi, kể cả vay giúp bạn bè. Vì khi xảy ra chuyện, không phải ai cũng chịu trách nhiệm với mình”, G. chua chát.

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

SVVN - Vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 được mở bán sớm hơn các năm trước, cụ thể là 8h sáng ngày 6/10, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn bắt đầu mở bán qua 2 kênh trực tiếp và online. Trái với cảnh chờ đợi ở sân ga, nhiều bạn trẻ ưu tiên mua vé qua các kênh online như website www.dsvn.vn, các ứng dụng ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VNPay), app Vé tàu trên điện thoại di động…
Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

SVVN - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024.
Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

SVVN - Vũ Thu Hằng – Thủ khoa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết. Với vai trò Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Hằng đã tích cực tham gia và lãnh đạo nhiều hoạt động Đoàn – Hội, đồng thời đại diện sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Hành trình của Hằng là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức vững chắc và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.
Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

SVVN - Hoàng Thị Hồng Nga - Thủ khoa kép đầu vào và đầu ra ngành Công nghệ Nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) có điểm học tập xuất sắc 3,78/4,0. Trong quá trình học tập 4,5 năm tại trường, nữ sinh đã nhận nhiều học bổng danh giá, đồng thời có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế.
Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

SVVN - Giải trình diễn lái xe và đua ô tô - mô tô địa hình mở rộng lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 28/9 tại tỉnh Tuyên Quang, quy tụ gần 60 đội đua từ khắp cả nước và một số nước trên thế giới. Với mục tiêu là nâng cao ý thức lái xe an toàn và khuyến khích các tay đua tham gia hoạt động xã hội, từ thiện ở những vùng khó khăn. Các vận động viên sẽ thi đấu trên các cung đường dài 2,5 km và 3,5 km, mang đến những màn trình diễn kỹ thuật mạo hiểm đầy ấn tượng.