Biến phụ phẩm hạt mít thành tiền

0:00 / 0:00
0:00
Biến phụ phẩm hạt mít thành tiền
SVVN - Dự án “Rượu lên men từ hạt mít ” do nhóm sinh viên năm tư nghiên cứu và phát triển hiện đang nằm trong top 10 của Cuộc thi “Tìm kiếm Ý tưởng khởi nghiệp lần 2” năm 2021 do trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM tổ chức.  

Dự án trên được thực hiện bởi 5 sinh viên thuộc khoa Công nghệ Hóa học, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM: Trần Minh Quang, Huỳnh Đỗ Trang Nguyệt, Nguyễn Sơn Cảnh, Phạm Hoàng Hải Nguyên, Trần Vĩnh Nhựt, cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hồng Anh (giảng viên khoa Công nghệ Hóa học).

Sau nhiều chuyến tình nguyện tại những vùng quê khó khăn, tận mắt chứng kiến các em nhỏ ăn hạt mít luộc như những món ăn quý giá vì gia đình không có điều kiện; lại nhớ về hình ảnh hạt mít bị chất thành đống bỏ vào sọt rác ở những nơi người ta bổ mít bán, nhóm đã ấp ủ dự định chuyển những phụ phẩm này thành những sản phẩm có giá trị cho mọi người. “Nhóm mình toàn là các bạn sinh viên ngành Hóa, mà Hóa thì có thể biến đổi nhiều thứ tưởng chừng vô dụng bỏ đi trở thành những thứ có giá trị, đây cũng là vấn đề mà nhiều sinh viên khoa mình hướng tới. Sau những kiến thức đã được học, chúng mình đã quyết định đi đến ý tưởng làm rượu lên men từ hạt mít”, Minh Quang (nhóm trưởng dự án) cho biết.

Biến phụ phẩm hạt mít thành tiền ảnh 1
Quá trình chưng cất rượu được diễn ra với công nghệ tiên tiến.

Để giữ được hương vị truyền thống, đồng thời tạo điều kiện cho những người dân có thể dễ dàng tiếp cận với cách làm mới, nhóm đã quyết định lên men rượu theo cách truyền thống là lên men khô và lên men ướt. Nhóm liên hệ với các xưởng làm mít sấy để mua lại hạt mít bị loại ra sau quá trình lấy múi. Sau khi đã có được nguyên liệu, nhóm tiến hành sơ chế, lên men rồi chưng cất ra rượu. Quy trình làm được dựa trên nguyên lý đơn giản của hóa học là ủ men và chưng cất. Quá trình chưng cất được thực hiện bằng nồi nấu rượu mini dung tích khoảng 20 lít.

Nói về những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, Minh Quang chia sẻ: “Khó khăn đầu tiên là việc không thể trữ hạt mít lâu dài. Nhất là sau khi tách vỏ, hạt mít sẽ rất dễ mốc nếu không được đem đi nấu. Tuy vậy, khi nấu xong mà không sử dụng ngay thì rượu sẽ bị chua, dù được bảo quản trong tủ lạnh. Chính vì vậy, việc tính toán thời gian là vô cùng quan trọng. Vấn đề thứ hai tụi mình gặp phải là mỗi loại men sẽ có thời gian ủ cũng như hiệu suất lên men khác nhau. Lượng men cho vào ở bước lên men khô cũng như lượng nước cho vào ở bước lên men ướt có ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ rượu thu được”.

Trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục phát triển quy mô dự án, biến rượu hạt mít trở thành một sản phẩm phổ biến hơn nhằm tiêu thụ một lượng lớn hạt mít bị bỏ đi. Ngoài ra, việc rượu hạt mít trở nên phổ biến sẽ tạo thêm công việc cho người dân, đồng thời làm đa dạng thêm thị trường rượu truyền thống của nước ta. “Bọn mình tin rằng, dự án rượu hạt mít mà bọn mình đang thực thiện sẽ góp phần hỗ trợ an sinh, phát triển nền kinh tế”, Minh Quang bộc bạch.

Sau quá trình nghiên cứu và sáng tạo nghiêm túc, nhóm đã cho ra được mẻ rượu đầu tiên được như ý sau nhiều lần thử nghiệm. Rượu lên men từ hạt mít vẫn giữ được vị rượu thơm nồng truyền thống, lại thoang thoảng mùi hạt mít, hấp dẫn người sử dụng. Ngoài ra, mặt nguyên liệu cũng là điểm đột phá khiến sản phẩm này nhận được sự kỳ vọng của nhiều người.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.