Các trường cao đẳng, trung cấp nghề rục rịch đón sinh viên trở lại

0:00 / 0:00
0:00
Các trường cao đẳng, trung cấp nghề rục rịch đón sinh viên trở lại
SVVN - Sau các trường ĐH, các trường CĐ, trung cấp nghề tại TP. HCM cũng chuẩn bị kế hoạch đón sinh viên trở lại học trực tiếp sau kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp do UBND TP. HCM ban hành.

Ưu tiên tổ chức dạy và học với sinh viên đạt đủ điều kiện

Theo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục vừa được UBND TP. HCM ban hành, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sẽ dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch của thành phố. Các trường phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GĐ – ĐT, ngành LĐ – TB & XH và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống COVID-19 đối với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo Sở LĐ – TB & XH TP. HCM, để các trường CĐ, trung cấp nghề có thể tổ chức dạy và học trực tiếp, Sở đã soạn một bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch và đã được UBND TP. HCM phê duyệt. Bộ tiêu chí này còn phải được các cơ quan chuyên môn là Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM và cơ quan y tế tại địa phương mà trường tọa lạc thẩm định. Theo tiêu chí này, hiện chỉ có 5 trường đạt chuẩn, trong đó có 4 trường cao đẳng và một trường trung cấp nghề.

Các trường cao đẳng, trung cấp nghề rục rịch đón sinh viên trở lại ảnh 1

Sinh viên trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng học thực hành.

Theo đó, các trường đạt đủ tiêu chí này gồm các trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, CĐ Lý Tự Trọng, CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ nghề TP. HCM và trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương.

Theo đại diện một trường CĐ tại Thủ Đức, theo tiêu chí này, rất ít trường có thể đáp ứng đầy đủ: “Với tiêu chí về trang bị y tế, đảm bảo khoảng cách an toàn, các trường có thể đáp ứng, kể cả việc sắp xếp lại nhà xưởng thực hành dù máy móc cồng kềnh và nặng nề, chiếm diện tích lớn, chưa kể phải phát sinh chi phí. Nhưng với tiêu chí người học phải tiêm ít nhất một mũi vắc xin ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh trong 6 tháng thì không phải trường nào cũng làm được”.

“Tiêu chí vắc xin là cần thiết nhưng các trường lại không thể chủ động vì phụ thuộc vào kế hoạch tiêm chủng của ngành y tế. Với sinh viên ở tại TP. HCM, trường có thể thống kê nhưng với sinh viên đang ở tỉnh thì mỗi tỉnh lại có kế hoạch tiêm khác nhau và đến nay chưa thể đạt tỉ lệ 100% sinh viên tiêm vắc xin. Trường có kế hoạch tổ chức cho các bạn đã tiêm vắc xin đi học lại, số chưa đủ điều kiện có thể bảo lưu và được tạo điều kiện học bù”, đại diện trường cho biết.

Bên cạnh đó, do đã cận kề cuối năm, nhiều sinh viên khi được trường khảo sát ý kiến cũng bày tỏ mong muốn sẽ học tập trung trở lại từ đầu năm sau, thay vì di chuyển từ tỉnh lên TP. HCM để học trong thời gian ngắn rồi lại về quê nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Các trường rục rịch đón sinh viên trở lại

Trường CĐ đầu tiên tại TP. HCM tổ chức cho sinh viên đến trường học trực tiếp là trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng. Từ tháng 10/2021, trường bắt đầu dạy và học trực tiếp các học phần thực hành. Là trường có đặc thù các học phần thực hành chiếm thời lượng lớn, trường cho phép sinh viên cao đẳng từ khóa 2017 và cao đẳng nghề 2016 trở về trước, thuộc diện đủ điều kiện thi tốt nghiệp nếu còn nợ các học phần tốt nghiệp được đến đăng ký thi lại tại Phòng Đào tạo. Sinh viên khóa 2018 có thể đăng ký đến trường thực hành, thực hiện đồ án tốt nghiệp theo kế hoạch và thời gian cụ thể của từng khoa/ bộ môn nếu thỏa điều kiện phòng chống dịch COVID-19.

Theo TS Lê Đình Kha – Hiệu trưởng nhà trường, trường chia thành nhiều giai đoạn dạy thực hành, nhóm đầu gồm hơn 500 sinh viên năm cuối và sau đó gần 400 sinh viên các khóa còn lại tiếp tục học. Với hơn 70 phòng học thực hành, trường bố trí mỗi phòng chỉ 15 sinh viên và nếu đạt hết công suất có thể tổ chức cho hơn 1.000 sinh viên mỗi buổi. Tuy nhiên, hiện chỉ có hơn 500 sinh viên học mỗi buổi do căn cứ vào lịch đăng ký học của sinh viên còn ít.

Các trường cao đẳng, trung cấp nghề rục rịch đón sinh viên trở lại ảnh 2

Sinh viên thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XII ngày 2/12/2021 tại đơn vị trường CĐ Lý Tự Trọng.

Trường bố trí một bác sĩ và một y tá cùng phòng cách ly tạm thời gồm 2 giường với trang bị đầy đủ để xử lý khi có các ca F0.

Tại trường CĐ Lý Tự Trọng, theo thống kê, hiện có khoảng 3.000 sinh viên, học viên các cấp đào tạo đã tiêm vắc xin mũi 1 và một số đã hoàn tất mũi 2 nên trường đã có kế hoạch tổ chức học trực tiếp từ cuối tháng 11 cho sinh viên đã đạt đủ điều kiện. Theo NGƯT – TS Phạm Hữu Lộc, trường sẽ bố trí các lớp học với số lượng sinh viên nhất định. Ngoài ra, trường bố trí 2 phòng cách ly y tế, với giường, băng ca và các thiết bị cần thiết, cùng đội ngũ y tế túc trực.

Một số trường CĐ như: CĐ Công thương TP. HCM, CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ Kinh tế kỹ thuật Thủ Đức…cũng đã và đang xây dựng kế hoạch đón sinh viên đủ điều kiện đến học thực hành.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.