Chúng ta vẫn thường bị hấp dẫn bởi những người có giọng nói hay, nội lực, trầm ấm… hay chí ít là phát âm không sai chính tả, không ngọng L N hay bẹt các nguyên âm. Nhưng làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này thì không phải ai cũng biết. Dạo gần đây, trên các mạng xã hội như Facebook hay TikTok, một loạt video hướng dẫn nói giọng bụng, sửa phát âm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… bỗng nổi lên như cồn. Những nội dung này đến từ các giáo viên là MC VTV, VTC, VOV của Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE.
Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với anh Nguyễn Hà Duy hiện tại đang là CEO, Co-founder của Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE để bàn thêm về kỹ năng khá mới và đặc biệt này.
Được biết, anh Hà Duy đồng thời cũng là mentor cho nhiều tổ chức, gương mặt KOL giáo dục, điển hình là MC Khánh Vy, người nổi lên từ clip nhại 7 thứ tiếng và hiện tại đang là MC Đường Lên Đỉnh Olympia, Nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng, Tác giả sách…
Anh Nguyễn Hà Duy cũng là đồng tác giả cuốn sách "Trường học hay Trường đời 3" do báo Tiền Phong và các thương hiệu Sinh Viên Việt Nam, Hoa Học Trò xuất bản. |
Chào anh, tại sao lại là Học viện giọng nói và kỹ năng?
Kỹ năng mềm thì nhiều nơi đào tạo, nhưng dạy về giọng nói, lại là nói Tiếng Việt sao cho chuẩn, hay, thu hút… thì THALIC VOICE là đơn vị đầu tiên. Chúng tôi tập trung vào ngách rất nhỏ trong thị trường kỹ năng mềm là Giọng nói. Giọng nói phản ánh rất nhiều thứ về một người, muốn chinh phục người khác, khách hàng, đối tác, cấp… thì giọng bạn không chỉ chuẩn mà còn phải truyền cảm, biết nhấn nhá, biết sử dụng ngôn ngữ hình thể thích hợp.
THALIC VOICE có gì khác những nơi đào tạo kỹ năng mềm khác?
THALIC VOICE tạo ra một “vòng đời giọng nói” cho khách hàng: Giọng chuẩn trước (không ngọng, không lắp, không đớt, không nói quá nhanh – quá chậm, không hụt hơi khi nói…); tiếp theo là Giọng hay (Nhấn nhá, Đẩy cảm xúc…); Kỹ năng giao tiếp (Ngôn từ tích cực, Kỹ năng lắng nghe, Đặt câu hỏi, Phản xạ, Ngôn ngữ hình thể…); Kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông và cuối cùng là trở thành một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp.
Ở THALIC VOICE, chúng tôi giảng dạy với số lượng học viên ít nhất có thể để đảm bảo tất cả đều đủ 70% thực hành, tương tác với giáo viên, trợ giảng, trợ lý lớp học hay các thành viên khác trong lớp. Là một kỹ năng khá đặc biệt, thiên nhiều về thực hành và sửa phát âm trực tiếp nên THALIC VOICE luôn tạo cho học viên điều kiện để chủ động nói, chủ động lắng nghe, phát hiện lỗi và sửa lỗi.
Nói như vậy nghĩa là: Tất cả mọi người đều cần một khóa học Cải thiện giọng nói?
Chính xác. Không chỉ MC hay các diễn giả; tất cả nghề nghiệp, công việc đều cần giọng nói hay kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để chinh phục các đối tượng khác nhau như khách hàng, đối tác, nhân viên, đồng nghiệp hay khán giả… Đây là những kỹ năng cần thiết trong bước đầu tiên để gây thiện cảm và bước quan trọng nhất để thuyết phục người đối diện.
Theo anh, có quy chuẩn nào cho một “giọng nói hay” không?
Quy chuẩn của giọng nói chuẩn phụ thuộc vào nơi bạn đang làm việc, sinh sống cũng như đối tượng giao tiếp thường xuyên của bạn. Tuy nhiên, dù ở đâu, một người không phát âm sai phụ âm, nguyên âm, sai dấu… sẽ luôn gây được thiện cảm cũng như sự uy tín của vấn đề bạn cần nói.
Còn một giọng nói hay thì trước tiên phải chuẩn, sau đó là khoẻ, trầm ấm, thu hút (nhờ áp dụng kỹ thuật giọng bụng), biết nhấn nhá, biết đẩy cảm xúc vào câu chữ và tất nhiên là sử dụng ngôn từ tích cực, biết kết hợp với ngôn ngữ hình thể linh hoạt.
Anh Nguyễn Hà Duy và đội ngũ giáo viên tại THALIC VOICE. |
Mọi người thường kỳ vọng gì khi học kỹ năng này?
Là một kỹ năng mà nghề nghiệp nào cũng cần nên nhu cầu của mọi người khá đa dạng, nhưng chung quy lại là đều muốn có một giọng nói hay, thu hút trước và sau đó tự tin ứng dụng vào giao tiếp cũng như nói trước đám đông. Thử tưởng tượng nếu giọng của bạn thay đổi sau một thời gian ngắn, bạn sẽ không chỉ là một phiên bản tốt hơn của mình mà còn nổi bật hơn rất nhiều so với những người ở môi trường bạn đang sinh sống, làm việc.
Cải thiện giọng nói chính là bước đà đầu tiên để hoàn thiện các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, lãnh đạo, thuyết phục. Bạn có thăng tiến được trong nghề nghiệp hay không; bạn có làm việc được với khách hàng, đối tác hay không; bạn có dễ dàng trao đổi, thảo luận với nhân viên, đồng nghiệp hay không… tất cả xuất phát từ sự tự tin trong giọng nói của mình.
Giọng nói là một phần, nhưng trong giao tiếp sẽ còn nhiều lưu ý quan trọng nữa đúng không?
Đúng rồi, giọng nói là bước 1, những bước tiếp theo phải rèn luyện các kỹ năng như lắng nghe, đặt câu hỏi, tương tác với đối phương, xử lý tình huống. Chúng ta thường chỉ chăm chăm vào phần mình nói mà quên mất lắng nghe đối phương nói gì để nắm bắt ý chính, nâng cao hiệu quả cuộc trò chuyện. Sự tương tác qua ngôn ngữ hình thể như ánh mắt, cử chỉ tay, dáng đứng-ngồi cũng quan trọng không kém. Chúng ta không ai muốn nói chuyện với một khúc gỗ cả. Và thực sự bao nhiêu người trong chúng ta xử lý được những tình huống phát sinh khi giao tiếp như bị phản bác, quên nội dung hay nói một nội dung mình không giỏi? Các kỹ năng bạn muốn trang bị phải thực sự liên quan, bổ trợ cho nhau và ứng dụng được vào thực tiễn đời sống, công việc thì công sức bạn bỏ ra mới xứng đáng.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.