Chàng sinh viên Ấn Độ dương tính với COVID-19 tự “cách ly” một mình trên ngọn cây 12 ngày

0:00 / 0:00
0:00
Chàng sinh viên Ấn Độ dương tính với COVID-19 tự “cách ly” một mình trên ngọn cây 12 ngày
SVVN - Sự bùng phát nhanh các ca dương tính COVID-19 ở Ấn Độ đã đẩy ngành Y tế nước này đến quá tải. Thiếu thốn cơ sở vật chất và thuốc điều trị buộc người bệnh phải tự cứu lấy mình bằng nhiều cách. Câu chuyện về Ramavath Shiva, một sinh viên ở Telangana đã tự cách ly trên ngọn cây suốt 12 ngày được báo chí Ấn Độ đăng tải mới đây là ví dụ.

Ramavath Shiva đến từ làng Kotha Nandikonda thuộc Quận Nalgonda, bang Telangana, sinh viên năm nhất tại một trường ĐH ở Hyderabad. Đại dịch COVID-19 nổ ra ở Ấn Độ, Shiva hòa vào dòng người tháo chạy khỏi các đô thị để về quê với hi vọng tránh dịch, vừa giúp đỡ gia đình bằng cách đăng ký tham gia Chương trình Đảm bảo việc làm nông thôn quốc gia Mahatma Gandhi (MGNREGS).

“Vào tối ngày 4/5, tôi có kết quả dương tính với COVID-19 và các bác sĩ khuyên tôi nên ở nhà cách ly. Nhưng nhà tôi nhỏ quá, ngoài bố mẹ còn có chị gái, tất cả ở chung một phòng, chẳng có không gian riêng nào để tự cách ly”, Shiva nói.

Chàng sinh viên Ấn Độ dương tính với COVID-19 tự “cách ly” một mình trên ngọn cây 12 ngày ảnh 1

"Khu cách ly" của Ramavath Shiva trong suốt 12 ngày. Ảnh: The Print

Kotha Nandikonda là một ngôi làng rất nhỏ với hơn 350 hộ dân và dân số khoảng 1.000 người. Không có bất cứ trung tâm cách ly nào cho bệnh nhân COVID-19 ở đây. Đó cũng là tình trạng chung của rất nhiều làng quê Ấn Độ, thiếu thốn trầm trọng cơ sở vật chất, thuốc men cho việc cách ly và điều trị. Nếu muốn, Shiva phải đi đến 5km nữa, nơi người ta chưng dụng một nhà nghỉ tên ST làm chỗ trị chữa. Mà kỳ thực, ở ST cũng chẳng có bất cứ phương tiện nào để tiếp nhận. Phải đi thêm 30 km nữa mới có bệnh viện.

Đêm đầu tiên sau khi biết kết quả, không muốn lây bệnh cho gia đình, chàng sinh viên không vào nhà mà nằm ngủ bên ngoài. Nhìn lên ngọn cây cao trước cổng, anh chàng chợt nghĩ ra ý tưởng tự làm một “phòng cách ly” trên đó. Shiva leo lên, cột mình vào thân cây bằng một sợi dây để khỏi ngã và cứ thế ngủ ngon lành.

Bằng những vật liệu rẻ tiền: vài cái bao cũ, mấy tấm nệm cỏn con, cùng vài nhành cây, Ramath Shiva kết lại thành một chỗ đủ ngồi và duỗi chân ở chót vót trên ngọn cây thành “trung tâm cách ly” của mình.

“Nó rất thoải mái đối với tôi. Bố mẹ tôi thường để bữa sáng, bữa trưa và bữa tối trên chiếc ghế đặt gần gốc cây và tôi tụt xuống ăn. Ngoại trừ việc giải quyết các nhu cầu tự nhiên, tôi đã không rời khỏi đây trong thời gian cách ly của mình, ”Shiva nói.

Để khỏi mất công leo trèo, Shiva lại chế thêm một hệ thống ròng rọc bằng dây và một cái xô. Các bữa ăn hàng ngày và các nhu cầu khác của anh bạn được cha mẹ đặt vào để kéo lên. Gia đình chỉ có một phòng vệ sinh ở bên trong nhà, vì vậy Shiva phải ra ngoài đồng khi mặt trời lặn.

“Tôi không biết liệu các tình nguyện viên trong làng có nói với “sarpanch” (trưởng thôn) về việc tôi có kết quả dương tính hay không. Không ai trong làng đến để giúp tôi. Tất cả họ đều sợ hãi vi-rút… họ không ra khỏi nhà mình”, chàng sinh viên nói.

Chàng sinh viên Ấn Độ dương tính với COVID-19 tự “cách ly” một mình trên ngọn cây 12 ngày ảnh 2

Mỗi ngày, cha mẹ sẽ chuẩn bị thức ăn trong xô để Shiva tự kéo lên bằng ròng rọc. Ảnh: The Print

Để chế ngự sự sợ hãi khi các triệu chứng ngày càng rõ trong cơ thể, Shiva dành thời gian đọc sách và nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè bằng chiếc điện thoại đặt trong giỏ nhỏ cột vào thân cây. Chẳng hiểu ai đã khoe cái “trung tâm cách ly” kỳ lạ này mà chuyện đến tai báo chí. Từ ngọn cây, anh chàng dùng điện thoại gửi định vị qua Google Maps cho phóng viên của báo The Print tìm đến.

Phóng viên của tờ The Print đã vô cùng kinh ngạc trước “khu cách ly” của Shiva và sự thiếu thốn về y tế của ngôi làng này. “Vợ chồng tôi làm công ăn lương hàng ngày. Con trai tôi hiểu rằng nếu chúng tôi bị nhiễm bệnh, thì gia đình sẽ khó có thể tồn tại và không có thu nhập. Các nhân viên của ASHA (trung tâm y tế) đã yêu cầu chúng tôi cách ly. Chúng tôi đã đi 5 km để đến chỗ cách ly gần nhất, nhưng không có giường hay bất cứ thứ gì ở đó. Chúng tôi sẽ giữ nó ở đâu? ", bà Anasuya, người mẹ 38 tuổi của Shiva nói với The Print.

“Tám ngày sau khi tự cách ly và chịu đựng, tôi mới nghe tin trung tâm cách ly cách nhà 5km đã có thể tiếp nhận người bệnh. Không rõ có ai ở đây bị lây từ tôi hay không?”, Shiva phụ họa thêm với mẹ.

Sau khi phòng viên The Print đến nơi, những cư dân khác trong làng bắt đầu tụ tập để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Khi tin đồn lan rộng và nhiều cư dân tập trung hơn, cảnh sát đã đến nhà của Shiva. Đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy “khu cách ly” kỳ lạ của anh bạn. Sau đó, họ chuyển nam thanh niên đến khu cách ly ST cách thôn 5 km. Chẵn 12 ngày một mình chống chọi với bệnh tật trên ngọn cây.

Chàng sinh viên Ấn Độ dương tính với COVID-19 tự “cách ly” một mình trên ngọn cây 12 ngày ảnh 3

Bên trong căn nhà nhỏ tồi tàn, thiếu thốn của Shiva, cũng là tình cảnh chung của nhiều làng quê Ấn Độ trong đại dịch COVID-19. Ảnh: The Print

Hóa ra, Shiva không phải là người duy nhất tìm ra cách khắc phục tình trạng khó khăn của mình. Những người khác trong làng đã sử dụng phòng tắm, các túp lều ngoài đồng để tự cách ly. Không ai muốn tiết lộ mình bị nhiễm bệnh vì các gia đình khác sẽ ruồng bỏ họ và không được chào đón ở bất cứ đâu, ngay cả khi đã bình phục.

Chàng sinh viên thổ lộ với báo chí: “Không cần phải hoảng sợ vì COVID-19. Bạn có thể chinh phục nó bằng suy nghĩ tích cực của mình”. Câu chuyện của Shiva còn gây cảm hứng vì ý thức bảo vệ cho cộng đồng.

Quận Nalgonda là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tiểu bang Telangana. Chỉ riêng ngày 15/5 vừa qua đã ghi nhận con số kỷ lục là 199 trường hợp dương tính. Chính quyền Telangana báo cáo cho đến nay đã có 525.007 trường hợp, nhưng trong đó chỉ có 53.072 người hiện đang được điều trị hoặc cách ly.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

SVVN - Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm hồn quê với lịch sử hàng trăm năm. Đằng sau tấm mành che, có những diễn viên trẻ vẫn hết lòng đem đến cho khán giả những giá trị văn hoá lâu đời, dung dưỡng những trái tim trẻ với ước vọng theo nghề, giữ nghiệp.
Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

SVVN - Giữa hàng nghìn du học sinh Việt Nam, Lưu Hải Nam (ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH Công giáo Pázmány Péte, Hungary) đã làm nên điều đặc biệt: Chinh phục danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương. Đây không chỉ là thành tích cá nhân xuất sắc mà còn là niềm tự hào của cộng đồng du học sinh Việt trên đất châu Âu.
Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.