Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent”

0:00 / 0:00
0:00
Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent”
SVVN - Một cơ hội tình cờ đã giúp Lâm Thanh Toàn được tiếp cận với nghề “voice talent” mà mình yêu thích. Chàng sinh viên năm thứ hai, trường CĐ Phát tranh - Truyền hình II hiện là giọng đọc của nhiều chương trình trên VoizFM, Minh Vy Home và sách nói. 

Lâm Thanh Toàn (sinh năm 2001, quê Bạc Liêu) hiện theo học năm thứ hai, ngành Báo chí, trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II TP. HCM.

Từ THPT, Toàn đã có đam mê với nghề “voice talent”, chỉ những người có giọng đọc tốt, truyền cảm để đọc các đoạn quảng cáo, nên còn gọi là người đọc quảng cáo hoặc lồng tiếng. Từ đam mê đó, Toàn định hướng sẽ theo nghề này khi trở thành sinh viên.

Toàn chia sẻ: “Những năm THPT, mình đã mình đã bắt đầu tìm hiểu về các công việc liên quan đến giọng nói như thu âm sách nói, đọc TVC hay lồng tiếng. Sau khi tìm hiểu mình phát hiện bản thân cũng có một chút năng khiếu ở lĩnh vực này, đặt biệt là mình cũng rất đam mê và yêu thích các công việc về giọng nói.”

Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent” ảnh 1

Lâm Thanh Toàn trong phòng thu âm.

Sau khi theo học ngành Báo chí tại TP. HCM, từ năm thứ nhất, Toàn đã bắt đầu đã trau dồi những kỹ năng phát thanh. Một cơ hội tìm đến vào năm thứ hai, khi Thanh Toàn được một người chị khóa trước giới thiệu học việc ở Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM (VOH). Trong khoảng 5 tháng học việc tại đài phát thanh của TP. HCM, Toàn cho biết mình đã được dịp gặp gỡ với nhiều anh chị tài giỏi trong nghề, được tiếp cận với phòng thu cùng nhiều trang thiết bị chuyên nghiệp, hiện đại.

Toàn nói: “Mình đã được tham gia thu và dẫn một số chương trình để làm quen. Một trong những cơ hội mà mình có là được tham gia dẫn trực tiếp cùng thính giả chuyên mục “Thông điệp cuộc sống” trong khung giờ của Chương trình Đêm thành phố (VOH).”

Hiện tại Lâm Thanh Toàn đang là cộng tác viên trên ứng dụng VoizFM, lồng TVC quảng cáo game và là diễn giọng viên của kênh Minh Vy Home - một kênh sách nói làm về lịch sử Việt Nam, khai thác các giá trị tích cực về con người, địa danh bằng sự sáng tạo trẻ trung. Theo Toàn, sách nói cũng là công việc mà nam sinh quê Bạc Liêu yêu thích nhất.

Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent” ảnh 2

Trong nghề "voice talent", Toàn thích nhất công việc làm sách nói.

“Khi mọi người ngày càng bận rộn hơn thì việc tiếp cận sách qua hình thức sách nói sẽ là giúp tiết kiệm thời gian, tiện lợi. Nhờ đọc sách nói, mình vừa có cơ hội đọc được những quyển sách hay vừa có thể lan tỏa được giọng nói và văn hóa sách đến với mọi người, đặt biệt nó sẽ phần nào giúp cho những người bận rộn, không có thời gian đọc sách”, Toàn tâm sự.

Là một người “chân ướt chân ráo” vào nghề, Toàn bộc bạch: “Mình chưa học qua bất kỳ khóa đào tạo nào về giọng nói, từ những ngày mình chập chững dấn thân vào công việc này, hầu như chỉ tự luyện tập bằng cách thường xuyên nghe và để ý cách nói, cách nhấn nhá và phát âm của những anh chị đi trước, đồng thời yếu tố quan trọng giúp mình mau tiến bộ là ở những người bạn cùng đam mê mà mình quen biết, bọn mình góp ý, chia sẻ và đóng góp lẫn nhau để cùng tiến bộ”.

Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent” ảnh 3

Theo Toàn, trong nghề "voice talent" chất giọng tốt là lợi thế nhưng chưa đủ.

Không chỉ miệt mãi theo đuổi đam mê, ở trường Toàn còn là một sinh viên năng động khi tham gia tích cực các hoạt động ở CLB, là giám chế cho chuyên mục Đọc sách cùng VOV College, MC của chương Chút tình Bolero thuộc CLB Radio Sắc màu cảm xúc tại trường.

Với Toàn, chất giọng trời phú chỉ là yếu tố cần, ngoài ra còn phải trau dồi cho mình thêm rất nhiều kĩ năng khác để bổ trợ cho công việc, đặc biệt là phải luôn luôn học hỏi không ngừng. “Nghề này hiện tại đang thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu và đi theo. Bởi đây là công việc luôn cần sự sáng tạo, tư duy cảm thụ từng nội dung khác nhau để cho ra được một sản phẩm chỉnh chu và chất lượng cho nên mình nghĩ nó sẽ rất phù hợp với những người trẻ năng động và luôn muốn khám phá bản thân”, Toàn cho biết.

Mỗi đoạn quảng cáo dù chỉ vài chục giây nhưng đòi hỏi nội lực giọng đọc tốt, trong trẻo, rõ, biểu cảm phù hợp. Tuổi thọ của nghề cũng khá cao, ngay cả khi về hưu vẫn có thể làm nghề và đương nhiên, những giọng đọc nổi tiếng luôn có thù lao rất cao.

Chàng sinh viên ngành Báo chí đam mê với nghề “voice talent” ảnh 4

Toàn cũng là gương mặt năng nổ trong các chương trình của trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II.

“Công việc của mình thường có thu nhập không ổn định, tùy vào lượng việc nhận được nhưng điều quan trọng lúc này không phải là nhiều hay ít mà không quan trọng là kiếm nhiều hay ít, mà là được làm những thứ mình thích”, Toàn tâm sự.

Theo Toàn, vững tâm trước những biến động và thách thức, phải hoàn thiện hơn giọng đọc để theo đuổi giấc mơ trở thành “voice talent” chuyên nghiệp chính là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.