Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo

SVVN - Cả xã hội chung tay chống COVID-19, các trường ĐH cũng không ngoài cuộc. Bằng tri thức, nghiên cứu khoa học và sáng tạo, nhiều sản phẩm hữu ích đã ra đời từ các giảng đường.

Robot khử khuẩn từ trường ĐH Tôn Đức Thắng

Nhóm Robotics (Trung tâm công nghệ thông tin ứng dụng) và Khoa Điện – Điện tử nghiên cứu chế tạo cùng lúc 2 Robot CD 1.0 và DR 1.0.

Robot khử khuẩn CD 1.0 (COVID Defender 1.0) có thể khử khuẩn trong môi trường chịu được nước. Có tải trọng 170 kg, cấu tạo 2 động cơ, có thể di chuyển trên bề mặt trơn trượt, gồ ghề với phạm vi tối đa 2 km.   

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 1Robot CD 1.0 

Trong khi đó, Robot khử khuẩn DR 1.0 (Disinfection Robot 1.0) với vi điều khiển STM34F4, cấu hình mạnh, có thể khử trong môi trường có thiết bị, máy móc. Điểm nổi bật của robot này là tích hợp công nghệ diệt khuẩn chiếu tia UV, có khả năng diệt khuẩn cao do phá hủy được cấu trúc DNA của nhiều loại vi khuẩn, virus, hiệu quả hơn hẳn cách phun hóa chất thông thường. Sau vận hành, robot có thể ghi nhớ toàn bộ không gian và tự động lặp lại hành trình. Tốc độ khử 15 phút/ phòng mà không làm ảnh hưởng đến thiết bị máy móc, hồ sơ trong phòng

TS Vũ Trí Viễn (khoa Điện - Điện tử, thành viên nhóm nghiên cứu chế tạo) cho biết:" Ưu điểm của CD 1.0 là có vòi phun hai bên hông và cánh tay phun phía trước, cho phép lên – xuống – trái – phải. Khi được khởi động, robot sẽ phun khử trong quá trình di chuyển theo hướng trước – sau - trên - dưới mặt sàn. Robot có thể phun dọc các hành lang hoặc một phòng chỉ trong một lần “tác nghiệp”. Trên robot có trang bị camera (có thể sử dụng smarphone) giúp dễ dàng quan sát và người điều khiển có thể ra lệnh qua tính năng “video call”.  Dung dịch phun khử là Nano bạc hàm lượng 5-10ppm phù hợp khử trong bệnh viện, phòng thí nghiệm và an toàn với con người.

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 2Robot DR 1.0 

Theo TS Dương Thị Thùy Vân, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng, trong trường hợp hết dịch, nếu không khử khuẩn có thể phát triển Robot có tính năng vận chuyển thiết bị y tế, thuốc, cứu hộ cứu nạn, quan trắc môi trường. Hoặc có thể sử dung vào công tác cứu hỏa ở những khu vực chật hẹp, nguy hiểm nếu thay dung dịch khử bằng CO2.

Ứng dụng robot vào quá trình phun, khử khuẩn thay cho con người có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, phù hợp với các quy tắc khuyến cáo của ngành y tế. Nhất là trong các môi trường nhiễm khuẩn, phóng xạ v..v cần hạn chế sự có mặt của con người. Ngoài robot, thời gian qua ĐH Tôn Đức Thắng cũng chế tạo nhiều thiết bị máy móc ứng dụng vào phòng, chống dịch bệnh COVID-19: băng chuyền khử khuẩn đồ dùng cá nhân, máy khử khuẩn thiết bị văn phòng, máy vệ sinh tay

Máy rửa tay sát khuẩn tự động “Made by sinh viên”

Máy rửa tay sát khuẩn tự động do sinh viên CLB BK-Maker, khoa Điện, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng chế tạo. Nhóm thực hiện gồm 4 bạn sinh viên: Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Đắc Quy, Phan Ben và Phan Thị Mai dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Đình Thanh, giảng viên khoa Điện và bác sĩ Phan Hữu Phước của Bệnh viện Đà Nẵng.

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 3Máy rửa tay sát khuẩn tự động của CLN BK-Maker. Ảnh: ĐH Đà Nẵng 

Cấu tạo chính của máy rửa tay sát khuẩn gồm 4 bộ phận chính: Mạch điều khiển, các cảm biến, hệ thống phun dung dịch, bình đựng dung dịch, vỏ thiết bị, giá đỡ và các linh kiện điện tử khác. Cách sử dụng của thiết bị rất đơn giản, người sử đụng chỉ cần đưa tay vào khu vực phun dung dịch sát khuẩn, thiết bị sẽ tự động phun dung dịch sát khuẩn lên tay chỉ sau 5 giây.

Bệnh viện Đà Nẵng đã đặt hàng nhóm tác giả 10 máy rửa tay sát khuẩn và sản phẩm đã được bàn giao.

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 4CLB BK-Maker chuyển giao máy cho Bệnh viện Đà Nẵng 

Tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu TRT – (Khoa Cơ khí) cũng đã chế tạo thành công máy và tặng cho BV Đa khoa Hải Châu và Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng.  

Máy rửa tay sát khuẩn tự động có cấu tạo gồm: Bơm dung dịch, hệ thống mạch điện điều khiển, cảm biến, rơle thời gian, đầu phun dung dịch sát khuẩn, bình đựng dung dịch sát khuẩn, thân vỏ thiết bị. Máy được sử dụng rất đơn giản, tự động phun dung dịch sát khuẩn cho người sử dụng khi người sử dụng đưa tay vào vị trí dưới đầu phun. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu điều khiển thời gian phun dung dịch cho mỗi lần sát khuẩn 3 giây để tiết kiệm dung dịch sát khuẩn (lượng dung dịch do máy cung cấp ít hơn khi sử dụng bằng tay). Đặc biệt, với tác dụng của cảm biến điều khiển, bơm dung dịch và đầu phun sẽ hoạt động khi khoảng cách tay người sử dụng với đầu phun khoảng 10cm. Tính năng này giúp cho máy sát khuẩn với người sử dụng không tiếp xúc gần với nhau, giữ an toàn cho người sử dụng.

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 5Tặng Máy rửa tay sát khuẩn tự động cho Trung tâm Hành chính Đà Nẵng 

Theo nhóm tác giả, đây là sản phẩm có kết cấu, kiểu dáng khá hợp lý, chiều cao vừa tầm tay của người sử dụng, có đầy đủ tính năng, dễ nạp dung dịch sát khuẩn khi cạn, tiết kiệm thời gian và lượng dung dịch phun hợp lý. Đặc biệt, máy hoạt động rất ổn định với tần suất lớn, hoàn toàn phù hợp với môi trường y tế, trường học, cơ quan… nơi có lượng người đông, dễ gây lây nhiễm lan truyền khi tiếp xúc rửa tay sát khuẩn trực tiếp.

Robot vận chuyển nhu yếu phẩm

Đây là sản phẩm được thiết kế và chế tạo bởi các giảng viên khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa với sự tài trợ từ nguồn kinh phí của Quỹ Khoa học Công nghệ ĐH  Đà Nẵng và Trường ĐH Bách khoa.

Chống dịch bằng tri thức và sáng tạo ảnh 6Robot vận chuyển của trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng. 

Robot cấu tạo gồm 2 phần, phần dưới là đế robot, phần trên thiết kế dạng khung 3 tầng để đựng thức ăn, đồ đạc, người sử dụng robot sẽ dùng bảng điều khiển để điều khiển robot đến vị trí mong muốn. Ngoài phần kỹ thuật điều khiển chức năng robot thì phần cơ khí cũng được gia công thiết kế kỹ càng và thẩm mỹ.

Vật liệu chính làm robot là thép không rỉ (inox) 3 ly, tiện cho việc vệ sinh và phun thuốc khử trùng trong bệnh viện. Cơ cấu truyền động dùng động cơ được băm xung điều khiển tốc độ không được quá nhanh để dễ dàng cho người sử dụng điều khiển. Robot đã được chuyển giao cho Khu cách ly, Bện viện Phụ sản Đà Nẵng đưa vào sử dụng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.