Chuyên gia lý giải chuyện điểm sàn 'kịch trần'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Các chuyên gia lý giải một số vấn đề vì sao điểm chuẩn đại học của nhiều ngành gần chạm ngưỡng tuyệt đối 29,95, trong kỳ tuyển sinh năm 2022.

Năm 2022, khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn có điểm chuẩn rất cao. Việc trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), gồm 3 ngành Đông phương học, Quan hệ công chúng và Hàn Quốc học ở tổ hợp xét tuyển khối C00 lấy mức điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,95.

Theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, đây là điều không bất ngờ khi mức điểm chuẩn của các ngành này tăng cao hơn so với năm 2021 và gần tiệm cận với mức điểm tuyệt đối. Các ngành như Quan hệ công chúng, Đông Phương học, Hàn Quốc học; Khoa học quản lý có trên dưới 2.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển đẩy tỷ lệ chọi lên rất cao. Tính riêng ngành Báo chí, tỷ lệ chọi là 1/500 bởi trung bình tổ hợp C00 lấy 5 em trong khi có tới trên 2.500 nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Chuyên gia lý giải chuyện điểm sàn 'kịch trần' ảnh 1

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Còn tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Truyền thông Đa phương tiện, ở tổ hợp C15 với 29,25 điểm xét trên thang điểm 30.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay có ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử có điểm đầu vào cao nhất ở tổ hợp C00 với 28,5 điểm.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin cũng nằm trong top đầu về điểm chuẩn năm nay. Tại trường ĐH Công nghệ (ĐHQG) Hà Nội, đây là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 29,15 điểm, cao hơn năm ngoái 0,4 điểm.

Trong khi đó, tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có 5 ngành/chương trình đào tạo không sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, đều thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Đại diện nhà trường cho biết, đây là những ngành có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể đẩy điểm chuẩn lên "đụng trần".

Theo PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là 5 chương trình có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì sẽ đẩy điểm chuẩn những chương trình này lên "đụng trần".

Theo nhà trường, việc phải đặt ra điểm chuẩn quá cao là bất đắc dĩ, và điều này thể hiện một môi trường tuyển sinh không thực sự lành mạnh, bởi có nguy cơ đánh trượt nguyện vọng 1 cả những thí sinh xuất sắc.

Một số ngành có mức điểm trúng tuyển cao dẫn đầu theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Công nghệ thông tin: Kỹ thuật Máy tính 28,29 điểm; Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 27,61 điểm; Công nghệ thông tin (Việt - Nhật) 27,25 điểm… nhưng đây lại không phải là những ngành có điểm chuẩn theo phương thức đánh giá tư duy cao nhất.

Theo phân tích GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, trên thực tế, Bộ GD - ĐT đã điều chỉnh đề thi tốt nghiệp THPT để tránh "mưa" điểm 10, do đó sẽ khó có chuyện 30 điểm vẫn trượt đại học. Tuy nhiên, nhìn vào những con số thống kê cụ thể, có thể thấy điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn cao.

Theo đó, với môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên đạt 42,28%, trong khi tỷ lệ này năm ngoái là 41,7%. Môn Lịch sử, năm 2021, số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 18,1%. Do đó, tổ hợp xét tuyển có cả môn Văn và Sử sẽ có điểm rất cao.

Điều này lý giải điểm chuẩn của nhóm ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn, đặc biệt là điểm khối C ở nhiều trường tăng mạnh.

Với môn Toán, số bài thi đạt điểm 8 trở đạt 21,8%. Môn Vật lý, số bài thi đạt điểm 8 trở lên đạt 22,74%. Môn Hóa học, số bài từ 8 điểm trở lên đạt 27,8%. Môn Giáo dục công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%. Môn Tiếng Anh năm nay đã có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, với phổ điểm có tỷ lệ Giỏi cao như trên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, dễ hiểu tại sao ngày càng nhiều trường đại học, nhất là các trường lớn, uy tín, phải tổ chức các kỳ thi riêng, kỳ thi ĐGNL để tuyển chọn thí sinh có chất lượng tốt cho mình.

MỚI - NÓNG
‘Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống’: Đêm tri ân hùng tráng tại Đại học Phenikaa hướng đến Đại lễ 30/4
‘Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống’: Đêm tri ân hùng tráng tại Đại học Phenikaa hướng đến Đại lễ 30/4
SVVN - Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 24/4/2025, Đại học Phenikaa đã tổ chức chương trình giao lưu đặc biệt mang tên “Kể chuyện lịch sử – Tiếp lửa truyền thống”. Sự kiện đã thu hút hơn 1.000 sinh viên tham dự, để cùng nhau sống lại những năm tháng khốc liệt nhưng đầy hào hùng của dân tộc thông qua những câu chuyện lịch sử chân thực, xúc động và sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm

Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo – hệ sinh thái tiên phong cho những nghiên cứu đột phá

Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo – hệ sinh thái tiên phong cho những nghiên cứu đột phá

SVVN - Với mô hình tổ chức chưa từng có tiền lệ trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo (ĐHQG Hà Nội), là bước đi chiến lược trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là nơi khơi nguồn cho những ý tưởng khoa học có khả năng tạo ra đột phá, thương mại hóa sản phẩm công nghệ Việt và đưa tri thức hàn lâm đến gần hơn với đời sống xã hội.
Thí sinh bắt đầu tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 15/4

Thí sinh bắt đầu tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 15/4

SVVN - Từ ngày 15 - 18/4, hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào giai đoạn tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD - ĐT. Đây là bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm giúp các em làm quen với quy trình đăng ký trực tuyến trước khi bước vào đợt đăng ký chính thức diễn ra, từ ngày 21 - 28/4.