COVID stress: Làm gì bây giờ?

0:00 / 0:00
0:00
COVID stress: Làm gì bây giờ?
SVVN - Không chỉ COVID-19, stress cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người: trầm cảm, áp lực... Chính vì vậy, trường ĐH FPT TP. HCM vừa tổ chức talkshow “COVID stress: Làm gì bây giờ?” với mục đích chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho sinh viên trong mùa dịch.

Diễn ra vào tối 4/8 trên nền tảng Google Meet, buổi talkshow đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên. Chương trình có sự tham gia của TS Nguyễn Văn Tường (Giảng viên Tâm lí Giáo dục, khoa Giáo dục, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) và ThS Đặng Thị Mai Ly (Chuyên gia tham vấn tâm lí tại Trung tâm thực hành công tác xã hội SPC, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM).

Mở đầu buổi talkshow, các chuyên gia đã dẫn chứng số liệu khảo sát của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì năm 2020, hiện nay cứ 10 người thì có 8 người cho rằng “đại dịch là nguồn gây căng thẳng lớn trong cuộc sống của họ”. Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ra khó khăn về kinh tế, tù túng do giãn cách và cách làm việc trực tuyến khiến nhiều người rơi vào tình trạng stress, đặc biệt là thế hệ gen Z.

COVID stress: Làm gì bây giờ? ảnh 1
Buổi talkshow nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên.

Trong thời gian dịch bệnh, TS Nguyễn Văn Tường đã tư vấn tâm lí cho nhiều bạn sinh viên có biểu hiện căng thẳng. Điểm chung là việc thay đổi hình thức học tập khiến nhiều bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào bài giảng, tương tác với giáo viên và bạn bè. Ngoài ra, có những trường hợp các bạn phải chịu áp lực kinh tế hoặc bị mắc kẹt ở những vùng giãn cách, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực hỗ trợ. Nhiều bạn còn mất đi khả năng thiết lập các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, xã hội và với chính bản thân mình.

COVID stress: Làm gì bây giờ? ảnh 2

TS Nguyễn Văn Tường giải đáp các thắc mắc của các bạn sinh viên.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức của sinh viên về các vấn đề tâm lí trong mùa dịch, buổi talkshow cung cấp các kiến thức như: Khái niệm về stress? Dấu hiệu của stress trong đời sống thể chất và tâm thần? Khi nào stress có lợi và có hại?... Lý giải về nguyên nhân gây ra stress trong mùa dịch, TS Nguyễn Văn Tường cho biết: “COVID-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rối loạn trong sức khoẻ tâm thần. Đại dịch xáo trộn cuộc sống thường ngày và bắt buộc chúng ta phải thay đổi. Nếu chúng ta ứng phó một cách bị động, không chủ động thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tâm thần”.

Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, các diễn giả còn đề xuất phương pháp ứng phó với stress như chủ động quản trị thời gian, tự khích lệ bản thân, thay đổi tư duy tích cực, kết hợp thư giãn và học tập hay tìm đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lí... “Đừng nghĩ giãn cách xã hội khiến chúng ta không làm được việc gì. Chúng ta hoàn toàn có thể thích ứng để làm nhiều điều thú vị khác. Các bạn có thể xem phim, đọc sách, làm những sở thích xưa nay chưa từng làm, học thêm một điều gì mới mẻ. Các bạn phải bỏ qua mặc cảm có vấn đề về tâm lí là không tốt. Đó là điều hết sức bình thường trong xã hội hiện đại”, thầy Tường chia sẻ.

COVID stress: Làm gì bây giờ? ảnh 3
Thạc sĩ Tâm lí Đặng Thị Mai Ly giải đáp thắc mắc của sinh viên trong buổi talkshow.

Bạn Kim Phương Linh (năm thứ nhất, trường ĐH FPT TP. HCM) tâm sự: “Sau buổi talkshow hôm nay, mình dần có nhiều định hướng hơn cho bản thân. Chẳng hạn mình thường xem YouTube về những kiến thức mới, hay xen kẽ thời gian giữa những việc “nên làm” và việc bản thân “thích làm”. Ví dụ mình thường đọc sách chuyên ngành 30 phút sau đó xem phim 30 phút. Chính việc sắp xếp thời gian này giúp mình có cảm giác những ngày nghỉ dịch cũng không nhàm chán như mình tưởng”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

SVVN - Các loại “bùa yêu” đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng. Những lời quảng cáo như “giúp níu kéo tình yêu”, “đảm bảo đối phương nghe lời răm rắp” hoặc “hàn gắn mọi mâu thuẫn tình cảm” được các tài khoản tự xưng là “thầy bùa” tung hô. Tuy nhiên, ẩn sau những lời mời gọi hấp dẫn ấy là những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.