Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế

SVVN - Sáng tạo, trẻ trung, cổ súy những giá trị hiện đại nhưng vẫn không quên đi những nét đẹp truyền thống, quan tâm đến thời cuộc và bảo vệ môi trường. Tất cả thể hiện qua những tác phẩm nghệ thuật của sinh viên Việt Nam tại Triển lãm ICAD 2020 (International Conference on Art & Design), sân chơi mỹ thuật quốc tế thu hút nghệ sĩ từ hơn 10 quốc gia tham dự, do trường ĐH Văn Lang và ĐH Handong( Hàn Quốc) tổ chức.

Dù được tổ chức theo hình thức “online” nhưng không vì vậy sức hấp dẫn giảm đi. Bên cạnh các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ quốc tế, rất nhiều tác phẩm của sinh viên Việt Nam được đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo.

ThS Phan Quân Dũng, Trưởng khoa Mỹ thuật công nghiệp trường ĐH Văn Lang cho biết: Từ năm 2015, sinh viên ngành Mỹ thuật Công nghiệp bắt đầu tham gia triển lãm quốc tế tại Seoul. Qua thời gian, các bạn ngày càng mạnh dạn hơn và cho thấy sự sáng tạo không ngừng nghỉ, ngày càng mới mẻ và táo bạo, tiếp cận được các xu hướng đương đại. Nhiều năm qua, khoa Mỹ thuật Công nghiệp hợp tác chiến lược với Hàn Quốc về giảng dạy thiết kế nhằm giúp sinh viên tiếp cận các xu hướng mới, khẳng định được năng lực sáng tạo. Khoa hiện đào tạo 4 ngành: Thiết kế Thời trang; Đồ họa, Thiết kế Nội thất và Thiết kế Công nghiệp. Chúng tôi luôn khuyến khích và hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi chuyên ngành cả trong và ngoài nước để trau dồi chuyên môn và phát triển sáng tạo.

Với hai nội dung lớn là Fine Art (mỹ thuật) và Applied Art (thiết kế ứng dụng), ICAD 2020 không dừng lại ở một triển lãm mỹ thuật đơn thuần mà là thể nghiệm của các thiết kế phục vụ cộng đồng, thiết kế ứng dụng công nghệ, thiết kế tương tác với người dùng… Đây là cơ hội không thể tốt hơn đối các sinh viên yêu thích mỹ thuật “thi triển” ý tưởng với bạn bè quốc tế.

Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 1

Tác phẩm "Em Nam" của bạn Lê Thị Thùy Linh.

Nhiều tác phẩm của sinh viên tham gia triển lãm ứng dụng các xu hướng thiết kế nổi bật nhất của năm 2019, như: Xu hướng thiết kế 3 chiều và đồ họa chữ nổi (3D Design and Typography); xu hướng thiết kế bất đối xứng, khước từ sự ngay hàng thẳng lối của lưới nền (Asymmetrical Layouts), trở về với phong cách Mid-Century...

Những tác phẩm của sinh viên cũng cho thấy tinh thần vì môi trường, bảo vệ thiên nhiên được thể hiện rõ rệt. Có thể kế đến tác phẩm thiết kế túi đựng gạo Bà Địa làm từ nguyên liệu lá trong tác phẩm phẩm Save The Earth của Dương Hữu Nghị (năm thứ tư, khoa Mỹ thuật Công nghiệp).

Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 2Tác phẩm của Dương Hữu Nghị cổ súy sử dụng vật liệu từ thiên nhiên.

Lê Kiều Duyên (ngành Tạo dáng công nghiệp) mang đến triển lãm câu chuyện về những đôi đũa mang tên “Bonding”, với thông điệp “Gắn kết” để kể về tình đoàn kết của người Việt đã được biết qua “câu chuyện bó đũa” nổi tiếng. Theo Duyên, để truyền tải được vẻ đẹp trong giá trị văn hóa Việt Nam đến quốc tế thông qua thiết kế là một thách thức không nhỏ. Nhiều tác phẩm được trưng bày lần này đã nỗ lực vì mục tiêu đó bằng những ý tưởng đậm dấu ấn Việt, được lồng ghép vào các giải pháp thiết kế trẻ trung hiện đại.  

Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 3Tinh thần gắn kết thể hiện trong ý tưởng thiết kế "Bonding" của Lê Kiều Duyên.

Ấn tượng không kém chính là các ý tưởng của sinh viên ngành Thiết kế Thời trang. Theo ThS Lê Thị Thanh Nhàn, giảng viên khoa Mỹ thuật Công nghiệp, đây là lần đầu tiên sinh viên ngành Thiết kế Thời trang của tham dự triển lãm ở hạng mục dành cho sinh viên. Dù vậy, những ý tưởng cho thấy sự theo kịp về chủ đề và xu hướng.

Các bạn sinh viên thể hiện rõ mối quan tâm đến các vấn đề xã hội để đưa vào thiết kế và truyền tải được thông điệp rõ ràng. Từ những chủ đề trong thiên nhiên như hoa lá, động vật, những chủ đề về chiến tranh, ký ức, văn hoá, hội họa, thậm chí những chủ đề có vẻ rất xa với thời trang như zoombie, Human meat. Có thể kể đến những tác phẩm như La Dalat của Nguyễn Khải Tâm: Thực tế, hiện đại. Hay Em Nam kỹ thuật và sáng tạo của Lê Thị Thùy Linh. Cũng có thể kể đến Jelly fish đầy táo bạo của Kiều Gia Hân.

Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 4Tác phẩm Jellyfish của Kiều Gia Hân.

Nhiều tác phẩm thời trang hướng đến việc cổ súy sử dụng vật liệu tái chế, bảo vệ môi trường như: Das Lavie của Nguyễn Minh Trí, The Sstripp của Nguyễn Đoàn Bảo Minh, cho thấy người trẻ thực sự quan tâm đến các vấn đề của thế giới, góp sức mình cho nỗ lực chung.

Một số tác phẩm tiêu biểu của sinh viên Việt Nam:

Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 5Tác phẩm "Das La Vie" của Nguyễn Minh Trí.
Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 6Tác phẩm "Financeée" của Đặng Trần Trí.
Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 7Tác phẩm "La Dalat" của Nguyễn Khải Tâm.
Đưa thiên nhiên, vật liệu tái chế, truyện cổ tích vào thiết kế ảnh 8Tác phẩm "Tan" của Nguyễn Thị Diễm My.
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.