EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường

SVVN - Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào một số đối tác thương mại nhất định bằng cách nào và Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ đóng vai trò gì?

Ph thuc thương mi đầy him nguy

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã và đang bị tác động dữ dội do sụt giảm hoạt động sản xuất và thương mại vì đại dịch COVID-19.

Đối với một nền kinh tế mở và tỷ trọng xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao trong GDP như Việt Nam, các vấn đề liên quan đến những biến động như vậy có thể leo thang nhanh chóng.

EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường ảnh 1 Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn đáng kể do COVID-19.

Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại thương của Việt Nam liên tục ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Trong khi đó, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ ngày càng tăng. “Xây dựng được cán cân thương mại cân bằng về mặt tổng thể sẽ giúp ổn định nền kinh tế hơn và tăng khả năng chống lại các cú sốc ngoại vi như đại dịch COVID-19”, TS Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, ĐH RMIT Việt Nam nhận định.

“Chưa rõ khi nào cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ kết thúc và khi nào các tác động gián tiếp lên nền kinh tế sẽ được khắc phục. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là phải nhanh chóng nắm lấy và hành động để đa dạng hóa thị trường và qua đó giảm thiểu các rủi ro phải đối mặt”.

Trong tương quan này, Hiệp định EVFTA có thể mang ý nghĩa sống còn, bên cạnh các thỏa thuận quốc tế khác như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo TS John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế, ĐH RMIT Việt Nam, EVFTA là thỏa thuận ổn định nhất đối với Việt Nam, vì đưa ra các quy tắc chặt chẽ hơn, yêu cầu tất cả các đối tác phải tuân thủ. 

Các FTA thế hệ mới cũng sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội nâng cao vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu, vượt hẳn khỏi các lợi thế như chi phí lao động thấp hay nguồn lực nông nghiệp dồi dào, để hướng tới việc chuyển giao công nghệ và tận dụng kỹ năng của lực lượng lao động trẻ.

Đường hướng táo bạo

Việt Nam là quốc gia ASEAN thứ hai ký hiệp định thương mại tự do với EU. Song, “sự quyết liệt như vậy cần đi kèm với những hành động nhanh chóng, quyết đoán và đáng tin cậy để giúp nền kinh tế phát triển hơn nữa”, TS Trung nhận định.

Sau bảy năm kể từ khi FTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hơn 99% số dòng thuế, tương đương hơn 99% kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.

EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường ảnh 2 Việt Nam liên tục ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc và thặng dư thương mại với Hoa Kỳ (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Theo TS Walsh, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam - đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành dệt may, giày dép và nông sản - sẽ được “chắp thêm cánh” khi ngành năng lượng chuyển đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn về lượng khí thải carbon thấp.

Hơn nữa, TS Walsh cho rằng, khi nền kinh tế nói chung và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng đã quen với hàng hoá nhập khẩu từ EU trong các lĩnh vực mới, thì ngành bán lẻ và phân phối sẽ được tiếp sức để sẵn sàng đón nhận các sản phẩm khác trong những danh mục tương tự đến từ khắp nơi trên thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm ưu việt với giá thành rẻ từ EU và có thể sử dụng chúng trong các quy trình sản xuất của mình, từ đó cải thiện năng suất và lợi nhuận của hàng xuất khẩu Việt Nam.

“Khi tính cạnh tranh tăng lên, Việt Nam sẽ có thêm cơ sở để thúc đẩy thương mại, thông qua việc hài hòa hóa các điều kiện pháp lý, quy tắc xuất xứ, các quy định quản lý và hành chính hải quan, cũng như công nhận các tiêu chuẩn và quy định phù hợp của nhau”, TS Trung cho biết.

Các vấn đề còn tồn tại

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức đến từ yêu cầu của các thỏa thuận mới.

Một số chương trong EVFTA về bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ quyền sở hữu, mua sắm công và các lĩnh vực khác còn khác biệt so với các quy định và tiêu chuẩn hiện hành.

Khu vực tư nhân cũng sẽ phải chuẩn bị đáp ứng các thách thức nâng cấp chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, nhằm đảm bảo tất cả các mắt xích trong chuỗi tuân thủ theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

“Đặc biệt, cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các công ty này thường khá linh động và nhiều khả năng có thể vươn lên nắm bắt các cơ hội mới trong nền kinh tế nhưng họ đang rất yếu và thiếu nguồn lực”, TS Trung nhận định.

EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường ảnh 3 TS John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế tại ĐH RMIT Việt Nam, cho rằng, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam đều có thể hưởng lợi từ EVFTA.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Vì vậy, theo TS Trung, “thất bại trong việc kết nối các doanh nghiệp này với chuỗi giá trị toàn cầu có thể khiến nền kinh tế phát triển không bền vững trong những năm tới”.

Cần cách tư duy mới

TS Walsh cho rằng, cần đưa ra những cách nghĩ mới để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích từ các FTA và giảm thiểu rủi ro.

“Không thể tư duy dựa trên các giải pháp ngắn hạn nhưng gây tổn hại đến môi trường hay các kế hoạch dài hạn được nữa. Nền công nghiệp sạch, bao hàm và hiệu quả chính là tương lai mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới”, TS Walsh khẳng định.

Còn TS Trung thì nhấn mạnh, chính phủ sẽ phải đóng vai trò quan trọng quá trình này, nhưng thiên về phục vụ hơn là tham gia quá sâu vào nền kinh tế.“ Quản trị hiện đại là điều bắt buộc với tất cả các chính phủ tiến bộ hiện nay. Năng suất và hiệu quả của chính phủ sẽ phụ thuộc vào cách đội ngũ lãnh đạo xây dựng bộ máy vững mạnh và tận dụng công nghệ thông qua chuyển đổi kỹ thuật số và các dịch vụ chính phủ điện tử”, vị tiến sĩ này cho biết.

Theo TS Walsh, “các đại dịch thường đem đến những thay đổi mạnh mẽ cho các nền kinh tế, quan hệ xã hội và hoạt động của chính phủ. Các thay đổi này sẽ tự diễn biến theo hướng riêng của mình nếu không được quản lý sát sao”.

“Đây là lúc Việt Nam cần đa dạng hóa các đối tác thương mại và hiện đại hóa chính phủ mạnh mẽ hơn nữa, nhằm giảm sự phụ thuộc vào một hoặc hai thị trường trọng điểm cả về nhập khẩu và xuất khẩu. EVFTA là một yếu tố cần thiết trên hành trình đó”, TS Trung kết luận.

MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai.