Giải pháp cho chăn nuôi tôm công nghiệp của ba chàng sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
Giải pháp cho chăn nuôi tôm công nghiệp của ba chàng sinh viên
SVVN - Sản phẩm “Smart Inspection for Smart Indoor Shrimp Farming” (hệ thống IIoT phục vụ giám sát, kiểm tra chất lượng chăn nuôi tôm công nghiệp) của nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã đoạt giải Nhất trong cuộc thi “The 7th Delta International Smart & Green Manufacturing Contest” 2021.

Ba thành viên của dự án là ba chàng sinh viên năm ba chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, khoa Điện - Điện tử, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM): Thái Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thanh Sang và Nguyễn Xuân Tuyên.

Được biết, ý tưởng cửa dự án xuất phát từ việc TS Phạm Việt Cường (Phó Trưởng Bộ môn Điều khiển tự động, khoa Điện - Điện tử) khi tiếp xúc với những người chăn nuôi, đã nhận được những phàn nàn trong việc chăn nuôi tôm, đặc biệt trong việc giám sát chăn nuôi. Những thắc mắc liệu rằng thể áp dụng khoa học - công nghệ để cải tiến chăn nuôi tôm hay không cũng được đặt ra. Từ đó, thầy đã dẫn dắt các sinh viên của mình thực hiện nghiên cứu áp dụng công nghệ IIoT trên chăn nuôi tôm. Đến tháng 5/2021, nhóm sinh viên với sự hướng dẫn của thầy đã mang sản phẩm “Smart Inspection for Smart Indoor Shrimp Farming” tham gia cuộc thi “The 7th Delta International Smart & Green Manufacturing Contest”.

Giải pháp cho chăn nuôi tôm công nghiệp của ba chàng sinh viên ảnh 1
Bản thiết kế của sản phẩm “Smart Inspection for Smart Indoor Shrimp Farming”.

Sản phẩm “Smart Inspection for Smart Indoor Shrimp Farming” là một hệ thống IloT phục vụ giám sát và kiểm tra chất lượng chăn nuôi tôm công nghiệp, với bộ điều khiển gồm PLC và máy tính nhúng, trình điều khiển động cơ AC qua biến tần, hệ thống thị giác máy tính (DMV)… được vận hành thời gian thực với giao diện desktop, web và điện thoại qua Internet. Hệ thống thực hiện thu thập hình ảnh chăn nuôi tôm bên dưới mặt nước qua máy ảnh hồng ngoại được di chuyển đến toàn bộ các bồn nuôi tôm để định vị tôm nhằm đếm số lượng, ước lượng kích thước và khối lượng tôm để kiểm tra năng suất chăn nuôi.

Thái Nguyễn Trung Thành (trưởng nhóm dự án) cho biết: “Chi phí nhóm bỏ ra khoảng 15 triệu đồng (không tính các thiết bị được tài trợ), trong đó bộ phận đắt tiền nhất là cơ hệ thị giác máy tính chiếm 10 triệu đồng”.

Bên cạnh vấn đề về chi phí, thử thách mà dự án gặp phải là về tính mới của sản phẩm. Chính vì có rất ít nguồn tài liệu tham khảo, nhóm đã tự lăn lộn để xây dựng giải pháp của riêng mình.

Giải pháp cho chăn nuôi tôm công nghiệp của ba chàng sinh viên ảnh 2
Sản phẩm “Smart Inspection for Smart Indoor Shrimp Farming” trong quá trình thử nghiệm.

Nguyễn Xuân Tuyên (thành viên nhóm) chia sẻ: “Việc phải sử dụng một số thiết bị công nghiệp được tài trợ mới lạ trong quá trình xây dựng sản phẩm đã khiến nhóm gặp một số bỡ ngỡ, khó khăn. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 bùng phát ở TP. HCM buộc nhóm phải thảo luận, phân công các nhiệm vụ cá nhân qua Google Meet. Thời gian chuyển giao các bộ phận, thiết bị của dự án cũng là một trở ngại lớn đối với tụi mình trong quá trình thực hiện".

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã nhận được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ chuyên môn từ xung quanh. Nhóm đặc biệt nhận được sự hỗ trợ các thiết bị công nghiệp đến từ công ty Delta Electronics - thuộc tập đoàn Delta Group. Bên cạnh đó là sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía gia đình và từ các đàn anh đi trước cũng tạo thêm động lực để nhóm hoàn thiện sản phẩm.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Nguyễn Thanh Sang (thành viên nhóm) cho biết: “Điều chưa thực hiện được ở dự án là chưa hoàn thành được nhiệm vụ phát hiện bệnh trên tôm được đề ra khi bắt đầu. Trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục phát triển các chức năng, hoàn thiện thêm phần cơ khí và có thể sẽ áp dụng vào mô hình thực tế”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.