Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến
SVVN - Thời gian này, nhiều trường đại học vẫn giữ nguyên phương án học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19 và duy trì kế hoạch giáo dục. Điều đó cũng tạo nên nhiều vấn đề bất cập đối với tân sinh viên. Tuy nhiên, nhiều giảng viên trẻ đã tìm ra những cách mới để tạo "hứng thú" cho tân sinh viên khi học.

Bỡ ngỡ trước việc học trực tuyến

Bước vào môi trường đại học, tân sinh viên gặp phải vấn đề trong việc thay đổi môi trường và phương thức học tập. Bên cạnh đó, hình thức học trực tuyến cũng khiến cho nhiều bạn trở nên chán nản trong việc học.

Phạm Nguyễn Thục Hiền (tân sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cho biết, trước đó, Hiền chưa từng tham gia học trực tuyến: “Vào đại học, khi phải học tập bằng hình thức trực tuyến, mình khá bỡ ngỡ và cũng gặp phải nhiều khó khăn. Ở địa bàn nông thôn như nơi mình đang sinh sống, điện lưới chưa được đảm bảo một cách tốt nhất, có vài lần đang học thì bị cúp điện nên mình không thể tiếp tục học. Ngoài ra, mình cảm thấy cách tương tác giữa mình với thầy cô cũng như việc giao lưu với các bạn chưa thực sự hiệu quả, dễ gây ra chán nản trong việc học”.

Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến ảnh 1

Phạm Nguyễn Thục Hiền (tân sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM).

Nhiều tân sinh viên gặp phải khó khăn trong việc sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt. Thân Trọng Khôi (tân sinh viên khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) cho biết, lịch học không “dày đặc” như thời THPT nhưng thường được sắp xếp từ 9h - 15h trong ngày. Điều này khiến cho lịch sinh hoạt của Trọng Khôi gặp khó khăn để đảm bảo ưu tiên cho việc học. Ngoài ra, Khôi cũng chia sẻ rằng, đường truyền Internet không ổn định làm cậu không ít lần bị vào lớp muộn.

Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến ảnh 2

Thân Trọng Khôi (tân sinh viên khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM).

Phương pháp mới trong tình hình mới

Đứng trước những khó khăn trong quá trình học trực tuyến, nhiều thầy cô đã có thay đổi trong phương pháp giảng dạy để phù hợp với tình hình mới. ThS Trần Tuấn Đạt, giảng viên trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết: “Sinh viên khi học trực tuyến dễ rơi vào tình trạng mất tập trung vì những tác động bên ngoài. Sau một thời gian giảng dạy trực tuyến, tôi cho rằng, điều quan trọng là phải có một giáo án phù hợp. Dựa vào đó, chúng ta có thể chia thời gian cho buổi học phù hợp và có trình tự nhất định. Điều này sẽ được công bố cho sinh viên để giúp các bạn làm chủ được thời gian và tham gia lớp học một cách tốt nhất. Đồng thời, nếu sinh viên đi trễ cũng có thể nắm bắt được bài”. ThS Trần Tuấn Đạt cũng nhấn mạnh đến việc đề cập cho sinh viên những đề tài nổi bật, có thể khơi nguồn cảm hứng cho người học.

Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến ảnh 3

ThS Trần Tuấn Đạt, giảng viên trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.

Việc học trực tuyến vướng phải vấn đề tương tác với sinh viên. Điều đó khiến thầy cô phải cố gắng để giữ sự tập trung của các bạn. Cả thầy và trò còn hay gặp những vấn đề về thiết bị, đường truyền và cả những sự cố về âm thanh xung quanh. Từ một người không giỏi sử dụng công nghệ, cô Lê Âu Ngân Anh (Giám đốc chuyên ngành Quản trị Sự kiện và Kinh tế Thể thao, trường ĐH Hoa Sen) đã có những phương pháp dạy học mới nhằm thích nghi với tình hình dịch bệnh. Cô chia sẻ: “Tôi đã tìm tòi được thêm những công cụ trực quan để "game hóa" các hoạt động trong lớp, lồng ghép vào phần bài giảng để tăng sự hứng thú với giữ tương tác từ sinh viên. Tuy phải vất vả hơn, nhưng rõ ràng việc thích ứng được với những thay đổi và tìm ra phương án linh động xoay chuyển là cơ hội để bản thân mình học được nhiều điều mới mẻ”.

Giảng viên tặng trà sữa để tân sinh viên thêm "hứng thú" khi học trực tuyến ảnh 4
Cô Lê Âu Ngân Anh (Giám đốc chuyên ngành Quản trị Sự kiện và Kinh tế Thể thao tại trường ĐH Hoa Sen).

Cũng theo cô Ngân Anh, nhà trường đã chú trọng tổ chức những buổi tập huấn cho các bạn sinh viên có thể thuần thục hơn trong các thao tác học trực tuyến. Với các lớp tân sinh viên, cô xây dựng các “hoạt động phá băng” từ buổi đầu tiên để cả lớp làm quen và thân thiết với nhau hơn, tạo không khí vui vẻ để các bạn thoải mái chia sẻ quan điểm. “Trong các buổi học, tôi luôn có cách tạo động lực cho các bạn bằng những phần thưởng như điểm cộng, trà sữa... để các bạn hăng hái phát biểu và làm việc nhóm tích cực hơn. Trong quá trình chuẩn bị bài giảng, tôi cũng phong phú hóa học liệu của mình bằng video, hình ảnh minh hoạ và tìm ra những tình huống cập nhật để chia sẻ với các bạn, chứ không giảng thuần lý thuyết”, cô cho biết thêm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.