Giáo viên nhận định đề Văn tốt nghiệp THPT: Khó đạt trên 8 điểm

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sáng nay 28/6, hơn 1 triệu thí sinh đã hoàn thành bài thi môn đầu tiên là Ngữ văn. Đây là môn duy nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT áp dụng hình thức thi tự luận, thời gian 120 phút.

Dự đoán phổ điểm sẽ từ 6.5 đến 7.0

Nhận định về đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cô giáo Đặng Thị Hoàng – Giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu cho biết: “Đề thi đảm bảo giữ nguyên cấu trúc quen thuộc và kiểu dạng câu hỏi như đề tham khảo năm 2023 và đề thi chính thức môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022”.

Giáo viên nhận định đề Văn tốt nghiệp THPT: Khó đạt trên 8 điểm ảnh 1

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023.

Cô Hoàng phân tích: Phần Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, yêu cầu trả lời 4 câu hỏi đọc hiểu, theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Câu 1 hỏi về một yếu tố thuộc hình thức văn bản (thể thơ). Câu 2 hỏi một chi tiết nội dung: “Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè được miêu tả trong 3 câu thơ.

Ở câu hỏi 3 đề thi yêu cầu kết hợp hai mức độ thông hiểu và vận dụng, cụ thể là yêu cầu thí sinh xác định, phân tích hiệu quả biểu đạt, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bốn câu thơ. Câu hỏi này vẫn đảm bảo yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu ngôn từ, hiểu được nội dung của đoạn thơ, vừa khơi gợi, kích thích những liên tưởng, hứng thú cho người đọc.

Còn ở câu 4 là câu hỏi vận dụng cao khi yêu cầu “Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”, đề yêu cầu thí sinh rút ra những bài học về lẽ sống của riêng mình. Câu hỏi này mang tính mở, kích thích thí sinh từ trải nghiệm của riêng mình để trình bày những suy ngẫm, chiêm nghiệm của cá nhân, từ đó rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Đối với phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ. Nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấn đề được kết nối và có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu trước đó. Đó cũng là những kỹ năng quen thuộc mà học trò đã được rèn trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.

“Câu nghị luận văn học chiếm số điểm cao nhất, 5 điểm, dạng đề quen thuộc, dạng đề này học sinh đã được rèn kĩ năng làm bài trong các giờ ôn tập”, cô Hoàng khẳng định.

Theo dự đoán của cô Đặng Thị Hoàng phổ điểm đối với môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 khoảng 6.5 đến 7.0 điểm.

Đề thi đã có sự phân hoá

Thạc sĩ Lê Trần Diệu Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, hệ song bằng tại Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị, Hà Nội cho biết, đề thi có cấu trúc chuẩn so với đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố trước đó.

Giáo viên nhận định đề Văn tốt nghiệp THPT: Khó đạt trên 8 điểm ảnh 2

Thạc sĩ Lê Trần Diệu Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, hệ song bằng tại Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị, Hà Nội. Ảnh: NVCC

Về hình thức, đề thi gồm 2 phần, phần Đọc hiểu chiếm 3 điểm và phần Làm văn chiếm 7 điểm. Đối với phần Đọc hiểu, ở câu 1 và câu 2, học sinh dễ dàng xác định được thể thơ Tự do và chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong ba câu thơ được trích dẫn.

Câu 3 và câu 4 mức độ khó tăng dần, yêu cầu học sinh xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và phải liên hệ được với bản thân. Cô Thu cho rằng phần này có mức độ tương đối dễ, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa.

Đối với phần Làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ. Vấn đề luận bàn là sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đề này học sinh cần xác định đúng yêu cầu luận bàn, đưa ra quan điểm của bản thân và có ví dụ rõ ràng.

“Yêu cầu của đề hay, vấn đề luận bàn mang tính thời sự cao. Đặc biệt là đối với giới trẻ, nhiều bạn còn chưa cân bằng được cảm xúc”, cô Thu nói.

Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh phân tích đoạn kết thúc của tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và nhận xét về cách nhìn cuộc sống của nhà văn thể hiện trong đoạn trích.

Theo cô Thu, yêu cầu của đề không chỉ đơn thuần là phân tích nhân vật anh cu Tràng mà còn cần phân tích đoạn kết của truyện ngắn qua màn đối thoại của cả ba nhân vật chính. Do đó, sự thay đổi của nhân vật anh cu Tràng chỉ là một phần nhỏ khi triển khai ý trong quá trình phân tích. Vì vậy, có thể nhiều em sẽ xác định bị nhầm nếu không đọc kỹ yêu cầu đề bài.

Đoạn kết thúc truyện ngắn là đoạn mở, truyện không nói cụ thể cuộc đời của Tràng, bà cụ Tứ và vợ anh sẽ ra sao, cuộc sống sau này của họ sẽ như thế nào mà nó buộc người đọc suy nghĩ theo một hướng và đôi khi chỉ nghĩ theo hướng đó. Kim Lân để “bỏ ngỏ” là khéo, cái kết “mở” ấy chứa đựng nhiều tâm tư của tác giả. Đề nghị luận văn học có hai yêu cầu và đòi hỏi học sinh phải suy luận để tìm ra vấn đề cần bàn luận.

Tổng kết lại, cô Thu đánh giá đề thi năm nay đã có sự phân hoá cao, đặc biệt là ở câu nghị luận văn học. Với đề thi này, học sinh không khó đạt 7-8 điểm. Nhưng từ 8 điểm trở lên đòi hỏi các bạn học sinh cần có lập luận tốt, tư duy nhạy bén, không bị mất điểm ở những câu hỏi dễ và làm tốt ở những câu hỏi khó.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.