Khi tình yêu lịch sử được ươm mầm từ ghế nhà trường

0:00 / 0:00
0:00
Những năm gần đây, với sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ thông tin, người trẻ có nhiều cách để thể hiện tình yêu với lịch sử nước nhà. Khái niệm “lịch sử môn học khô khan, khó nhớ” dần nhường chỗ cho những cách tiếp cận mới mẻ, thú vị hơn.

Tại buổi Lễ vinh danh và trao giải chương trình Violympic quốc gia 2023 - 2024, có 1.301 học sinh xuất sắc đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng và Khuyến khích quốc gia môn Lịch sử, với 845 học sinh đạt điểm tuyệt đối ở môn thi này.

Lần đầu tiên, một sân chơi trí tuệ với hơn 40 triệu thành viên tham gia bổ sung môn thi Lịch sử ở vòng thi cấp Quốc gia. Bằng cách đó, tình yêu lịch sử nước nhà của lớp trẻ được ươm mầm một cách khéo léo và đầy thú vị thông qua từng câu hỏi, mỗi bài thi một cách sinh động và trực quan.

Khơi dậy tình yêu lịch sử

Các trường học, lớp học cũng có những cách riêng để thắp lửa tình yêu lịch sử nước nhà đối với các em học sinh thông qua những cuộc thi, ứng dụng học lịch sử trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Khi tình yêu lịch sử được ươm mầm từ ghế nhà trường ảnh 1
Lễ trao giải Violympic Quốc gia năm học 2023 - 2024.

Năm 2022, Lịch sử trở thành môn học bắt buộc trong chương trình học phổ thông theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục phổ thông. Hiểu được chủ trương, định hướng của Bộ GD - ĐT, cùng tinh thần tiên phong, mong muốn mang lại cơ hội củng cố kiến thức toàn diện cho học sinh phổ thông như đã cam kết, Tập đoàn FPT đã nhanh chóng xây dựng nội dung và đưa vào sân chơi Violympic môn Lịch sử.

Sau một năm nghiên cứu và phát triển, Violympic đã thành công mang tới cách tiếp cận Lịch sử mới mẻ cho các em học sinh tiểu học thông qua hình thức học - thi hoàn toàn mới. Với cách thiết kế các câu hỏi thi sáng tạo, bám sát chương trình học, Violympic đã truyền tải kiến thức lịch sử một cách sinh động, lôi cuốn, khơi dậy hứng thú và sự say mê tìm hiểu cho học sinh.

Khi tình yêu lịch sử được ươm mầm từ ghế nhà trường ảnh 2
Giao diện thi môn Lịch sử Violympic.

“Đây là năm đầu tiên em tham gia thi môn Lịch sử lớp 5 của Violympic. Em thấy rất thích thú khi các kiến thức lịch sử trên lớp được đưa vào bài thi dưới dạng các thử thách, trò chơi nên có thể vừa ôn luyện kiến thức, vừa giải trí. Bên cạnh đó, để đạt được kết quả cao trong kỳ thi, em cũng chủ động đọc thêm sách, tìm hiểu về lịch sử để có thể chinh phục hết các bài thi trong vòng thi. Chính vì chủ động đọc, tìm hiểu nên em cũng ghi nhớ các thông tin và sự kiện tốt hơn”, Đặng Dương Anh Thư (lớp 5A5, trường Tiểu học Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Cô Nguyễn Ngọc Lan - Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A3, trường Tiểu học Đống Đa chia sẻ, việc tham gia thi môn Lịch sử giúp các con ghi nhớ câu chuyện, dấu mốc lịch sử thông qua các câu hỏi, bài thi tốt hơn so với việc học bị động. Ngoài ra, môn Lịch sử có mặt tại vòng thi cấp Quốc gia cũng khiến cho các em học sinh cảm thấy tự hào khi học lịch sử, thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hiểu lịch sử nước nhà và Lịch sử không còn là một “môn phụ bị bỏ rơi” nữa.

Những con số biết nói

Dù là năm đầu tiên góp mặt tại cuộc thi trực tuyến Violympic, và chỉ tổ chức ở 2 khối 4 và 5, nhưng môn Lịch sử đã thành công thu hút hơn 100.000 thí sinh tham gia ở vòng thi các cấp, với hơn 10.000 em học sinh chinh phục vòng Quốc gia. Tại buổi Lễ trao giải Violympic Quốc gia năm học 2023 - 2024, Ban Tổ chức ghi nhận 1.301 học sinh đạt giải, trong đó bao gồm: 100 giải Vàng; 201 giải Bạc; 400 giải Đồng và 600 giải Khuyến khích.

Khi tình yêu lịch sử được ươm mầm từ ghế nhà trường ảnh 3

Bên cạnh đó, cuộc thi cũng ghi nhận hơn 3 triệu học sinh tham gia tranh tài ở tất cả các môn, các cấp, với hơn 130.000 học sinh lọt vào vòng Quốc gia và 23.857 thí sinh xuất sắc đoạt giải.

Thành công của Violympic đã phần nào chứng minh hiệu quả của phương pháp học tập mới, kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và ứng dụng công nghệ. Thay vì học thuộc lòng những trang sách dày đặc, học sinh được tiếp thu kiến thức thông qua hình thức thi đấu trực tuyến, kích thích tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Được khởi xướng từ năm 2008, do sự phối hợp giữa Tập đoàn FPT và Bộ GD - ĐT, Violympic trở thành sân chơi trí tuệ trực tuyến lớn nhất dành cho học sinh phổ thông trên khắp cả nước, với hơn 40 triệu học sinh tham gia trong 17 năm tổ chức.

Năm 2013, sau 5 năm triển khai thành công, với xuất phát điểm là cuộc thi Toán học, Violympic ra mắt cuộc thi giải toán Tiếng Anh. Năm học 2016 – 2017, bổ sung thêm môn Vật lý, đáp ứng niềm yêu thích môn học này của nhiều học sinh trên cả nước. Năm 2023 – 2024, Violympic tiếp tục có thêm môn tiếng Việt và Lịch sử tại sân chơi tri thức trực tuyến này với mong muốn hoàn thiện hơn các nội dung thi, giúp các em tiếp cận với các môn học truyền thống như tiếng Việt, Lịch sử theo một cách mới mẻ, bồi đắp tình yêu tiếng Việt và lịch sử nước nhà dựa trên nền tảng của các thuật toán công nghệ hiện đại.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.