Lưu học sinh Lào tình nguyện ở lại ăn Tết Việt cùng người dân Hải Dương chống dịch

SVVN - Do dịch COVID-19 nên nhưng lưu học sinh Lào tại Hải Dương tự nguyện ở lại Việt Nam ăn Tết Nguyên đán của người Việt và hào hứng ghi tên vào đội tình nguyện viên chống dịch.

Trường CĐ Dược T.Ư – Hải Dương hiện có 5 sinh viên người Lào đang theo học ngành Dược, hệ cao đẳng chính quy. Cả 5 sinh viên năm cuối, thông thạo tiếng Việt cũng như rất yêu đất nước và con người Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng. 

Được kể nhiều về Việt Nam, các bạn đã chủ động tìm hiểu về Việt Nam, về tình hữu nghị Việt – Lào ngay từ những ngày học phổ thông. Bởi vậy, khi vừa hoàn thành chương trình học THPT, các lưu học sinh đã đăng ký và trúng tuyển chương trình du học tại Việt Nam theo diện được hỗ trợ kinh phí học tập trong chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Viên Chăn (Lào) và Hải Dương (Việt Nam).

Lưu học sinh Lào tình nguyện ở lại ăn Tết Việt cùng người dân Hải Dương chống dịch ảnh 1 Cả 5 lưu học sinh Lào tại Hải Dương đều tình nguyện ở lại Việt Nam ăn Tết cùng nhân dân địa phương chống dịch COVID-19.

Sau thời gian học dự bị tiếng Việt một năm, các bạn đã lựa chọn ngành Dược và trường CĐ Dược T.Ư – Hải Dương.Trong các dịp Tết truyền thống của Lào cũng như Việt Nam, nhà trường đã gặp mặt và trao quà động viên từng lưu học sinh.

Năm nay, vì dịch bệnh COVID-19 nên cũng là năm đầu tiên cả năm bạn tự nguyện ở lại Việt Nam ăn Tết Nguyên đán của người Việt và đều hào hứng ghi tên vào đội tình nguyện viên chống dịch. Các bạn đều cười rạng rỡ và cho biết rất vui, rất sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được điều động, triệu tập.

Trong những ngày này, các bạn vừa hồi hộp theo dõi tình hình dịch bệnh vừa thích thú tìm hiểu Tết Việt. Bạn Mainitsone Sysavang cho biết: “Chúng mình đã sang Việt Nam được hơn ba năm tính cả một năm học dự bị tiếng Việt. Mọi năm, vào dịp Tết Việt, được nghỉ dài ngày, chúng mình đều về nước. Nhưng năm nay, do yếu tố dịch bệnh, cả năm sinh viên đều quyết định ở lại Việt Nam để đảm bảo sức khỏe và cũng là dịp được trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam. Vì vậy dù có nhớ nhà nhưng vẫn vui vẻ động viên nhau cùng khám phá Tết Việt”.

Lưu học sinh Lào tình nguyện ở lại ăn Tết Việt cùng người dân Hải Dương chống dịch ảnh 2 Tranh thủ thời gian tránh dịch, những lưu học sinh dành thời gian để tình nguyện trong khuôn viên Kí túc xá.

Cùng tâm trạng với bạn mình, bạn Noknoy Kingthongphet chia sẻ: “Tết cổ truyền của Việt Nam và Lào có nhiều điểm khác biệt. Người Lào ăn Tết cổ truyền và tháng 4 với phong tục té nước đặc trưng. Còn với người Việt, Tết cổ truyền lại diễn ra vào tháng một âm lịch, là dịp để gia đình sum họp, thăm hỏi nhau, trẻ con được người lớn mừng tuổi, là những đồng tiền mới được bỏ trong những phong bao lì xì đỏ tươi. Tất cả những thứ này bọn mình đều nhận được từ Ban lãnh đạo nhà trường. Chúng mình rất vui và xúc động”.

Khi được hỏi điều gì ấn tượng nhất với mình về Tết Việt, bạn TeakTa Inthavong cười bẽn lẽn: “Ấn tượng nhiều lắm ạ! Tết Việt, mọi người mặc đồ mới, màu sắc tươi sáng thật là đẹp. Miền Bắc như ở Hải Dương, nhà nào cũng có hoa đào hay cây quất, lọ hoa tươi trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ ăn đăc trưng như giò lụa, bánh chưng, mứt kẹo… để mời mọi người khi đến nhà chúc Tết. Mình thích nhất là bánh chưng và chả nem của Việt Nam, rất ngon và sẽ làm những món này cho gia đình thưởng thức khi về nước”.

Dù thời gian ở Việt Nam chưa lâu nhưng những ấn tượng tốt đẹp và tình cảm giành cho Việt Nam, cho Hải Dương của các bạn sinh viên Lào khá sâu sắc. Các bạn đều rất yêu mến và ngày càng hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Cũng từ đó giúp các bạn thêm tin yêu hơn, gắn bó hơn với nơi mình đang học tập, sinh sống và thêm động lực cho các bạn sẵn sàng xung phong gia nhập đội tình nguyện viên chống dịch, đóng góp một phần tâm sức cùng nhân dân Hải Dương đẩy lùi dịch bệnh.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.