Máy lột vỏ trứng chim cút tự động của chàng sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
Máy lột vỏ trứng chim cút tự động của chàng sinh viên
SVVN - Ý tưởng “Chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động” của Lê Ngọc Bích (trường ĐH Hồng Đức) đã giành giải Nhất trong đêm Chung kết cuộc thi "Sinh viên khởi nghiệp", do trường ĐH Hồng Đức tổ chức vào đầu tháng Mười Một vừa qua.

Lê Ngọc Bích (20 tuổi, sống tại Thanh Hóa) hiện đang là sinh viên năm thứ ba, ngành Kỹ thuật Điện, khoa Kỹ thuật Công nghệ, trường ĐH Hồng Đức. Sau 6 tháng thực hiện, ý tưởng "Chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động" của Ngọc Bích đã xuất sắc đoạt giải Nhất cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp” tại trường.

Nói về ý tưởng chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động, Ngọc Bích cho biết, do là sinh viên khối ngành Kỹ thuật nên Bích đã được biết đến và tiếp xúc với rất nhiều loại máy móc. Trong số đó, cậu ấn tượng nhất với máy lột vỏ trứng chim cút. Qua quá trình tìm hiểu, Bích nhận thấy sự hạn chế về chất lượng nhân công và thời gian của máy dẫn đến chất lượng trứng thành phẩm chưa đạt yêu cầu.

Máy lột vỏ trứng chim cút tự động của chàng sinh viên ảnh 1

Mô hình máy lột vỏ trứng chim cút tự động.

Ý tưởng chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động nhằm mục đích làm tăng hiệu xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thời gian, khắc phục những khuyết điểm của các loại máy đã có trên thị trường. Đồng thời, ý tưởng này còn mong muốn mang quy trình tự động hóa tới gần hơn với cuộc sống. Đối tượng mà ý tưởng của Ngọc Bích muốn hướng tới là các nhà hàng, khách sạn, các quán ăn và hộ gia đình. Ngọc Bích chia sẻ: “Theo khảo sát thực tế, nhu cầu sử dụng trứng ngày càng tăng trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Người dân rất hào hứng khi có một thiết bị giúp giải phóng sức người trong việc lột vỏ trứng cút”.

Máy lột vỏ trứng chim cút tự động của chàng sinh viên ảnh 2

Máy lột vỏ trứng chim cút hoạt động dựa trên nguyên lý tự động. Trứng chim cút sẽ được đựng vào khay chứa trứng chưa lột vỏ, động cơ rung làm trứng chuyển động từ khay chứa trứng chưa lột vỏ xuống rãnh bóc vỏ trứng. Tại đây, trứng sẽ được hai trục bóc vỏ quay ngược chiều để bóc vỏ. Vỏ trứng sẽ rơi xuống khay chứa vỏ bên dưới, thành phẩm sẽ theo rãnh bóc vỏ tới khay chứa trứng bên ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống máy bơm sẽ bơm nước tuần hoàn, rửa sạch tạp chất dính trên trứng thành phẩm. Công việc bóc vỏ trứng được lặp đi lặp lại đến khi hết số lượng trứng chim cút cần phải lột vỏ.

Ngọc Bích đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện ý tưởng. Trong đó, trở ngại lớn nhất là việc khảo sát thị trường, lấy số liệu và ý kiến của người tiêu dùng. Với sự nỗ lực của bản thân và giúp đỡ từ mọi người, Ngọc Bích đã vượt qua để giành được giải Nhất trong đêm Chung kết cuộc thi về khởi nghiệp. “Mình luôn nỗ lực để vượt qua khó khăn và thách thức. Bên cạnh đó, mình cũng vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của nhiều thầy cô trong trường. Đặc biệt là người bạn đồng hành Nguyễn Văn Đức (Lớp K22 – ĐH KT Điện, khoa Kỹ thuật Công nghệ) đã luôn sát cánh ủng hộ và giúp đỡ mình trong quá trình tham gia cuộc thi”, Ngọc Bích bộc bạch.

Với ý tưởng chế tạo máy lột vỏ trứng chim cút tự động, Ngọc Bích mong muốn người dân có thể tiếp cận gần hơn với công nghệ tự động hóa. Đồng thời, Bích cũng hy vọng ý tưởng của mình sẽ góp một phần để người sử dụng giảm được chi phí trong sản xuất.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.