MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến
SVVN - Nhiều sự kiện trực tuyến đã tạo điều kiện cho các MC trẻ duy trì công việc dẫn chương trình trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh, đồng thời đem tới trải nghiệm “MC online” mới mẻ cho những người vốn đã quen cầm mic.

Học cách thích nghi

Giống với bao người, MC Đoàn Ngọc Nhi (sinh năm 1994) phải làm việc tại nhà trong mùa dịch này. Nhi chia sẻ, lúc đầu, cô khá hoang mang vì MC là công việc đặc thù cần có ê kíp, phim trường và thiết bị máy móc. “Mình từng nghĩ sẽ không thể tiếp tục công việc trong thời điểm đó, nhưng may mắn là đã tìm ra hướng giải quyết bằng việc tự mua thiết bị; tận dụng laptop và ban công nhỏ xinh để làm “studio dã chiến” tại nhà”, Nhi kể.

Nhờ kịp thích nghi, Ngọc Nhi đã thực hiện được nhiều chương trình online. “Khối lượng công việc mỗi ngày còn nhiều hơn trước kia, nên mình cảm thấy may mắn vì có thể duy trì công việc trong thời điểm khó khăn như vậy”, cô chia sẻ.

Với Nhi, học cách thích nghi và cập nhật công nghệ là cơ hội “làm mới” mình với nghề MC. Nếu không, Nhi nghĩ mình sẽ có những tháng ngày nghỉ dịch dài và rất nhớ nghề.

MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến ảnh 1

Ngọc Nhi tận dụng ban công làm studio.

Đợt dịch này, cô chủ yếu dẫn các buổi toạ đàm trực tuyến cùng các bác sĩ như: Tư vấn COVID-19 cùng Bác sĩ Khanh, chuỗi chương trình tư vấn Sống khoẻ - Sẻ chia của Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM... và ghi hình một số chương trình truyền hình khác. Khi tình hình dịch bệnh ổn định, Nhi sẽ tiếp tục hành trình làm MC trải nghiệm cùng “S - Việt Nam” và VTV Travel để khám phá những vùng đất mới.

Không như nhiều MC khác thích dẫn sự kiện offline, Ngọc Nhi lại thích làm sự kiện online vì cô tiết kiệm được thời gian di chuyển nên một ngày có thể thực hiện nhiều sự kiện hơn. Ngoài ra, việc làm tại nhà cho Nhi cảm giác thoải mái, thuận tiện nghỉ ngơi và không mất nhiều sức như dẫn trực tiếp.

MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến ảnh 2

Ngọc Nhi hy vọng sớm được đồng hành trở lại cùng “S - Việt Nam” và "VTV Travel".

Tưởng tượng để lấy cảm xúc

Nhu cầu thưởng thức các chương trình của khán giả tăng cao trong thời gian giãn cách xã hội nên khối lượng công việc của Phạm Thị Hoàng Quyên (sinh năm 2001, sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cũng nhiều hơn.

Bên cạnh vai trò Phó Chủ nhiệm Nhân sự tại CLB Phát thanh - Truyền hình Sinh viên KTX ĐHQG TP. HCM, Hoàng Quyên hiện đang làm việc tại kênh YouTube Radio đêm cảm xúc và thử sức ở vai trò cộng tác viên đọc podcast cho một tờ báo. Khi được hỏi về trải nghiệm dẫn chương trình trực tuyến, Quyên thừa nhận có một số điều mình chưa thấy “đã”. “Trước đây khi dẫn chương trình, mình thường tương tác với khán giả hoặc bạn dẫn để khuấy động bầu không khí. Hiện giờ thì không khác gì thu voice off (khái niệm chỉ những người thu âm giọng đọc của mình), mình cứ tự cười nói với điện thoại và màn hình laptop”, MC chia sẻ.

MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến ảnh 3

Hoàng Quyên cùng nụ cười duyên dáng.

Nhiều lúc, Quyên phải tự tưởng tượng bạn dẫn đang ngồi bên cạnh hoặc khán giả ở trước mặt để lấy cảm xúc cho phần nói. Với Quyên, hình thức dẫn trực tiếp hay trực tuyến đều không gây trở ngại cho cô, miễn là có thể mang lại giá trị tinh thần cho khán thính giả.

Đợt dịch này, Hồ Phạm Đăng Khoa (năm thứ hai, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) nhận được khá nhiều show vì cậu có thời gian trau dồi kỹ năng cũng như hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội nên khách hàng biết đến Khoa nhiều hơn. Nhờ sự kết nối của bạn bè và các anh chị đi trước, từ giữa tháng Năm đến nay, Khoa đã dẫn bốn sự kiện của các tổ chức doanh nghiệp và CLB thuộc các dự án ngoài trường học. Mới đây, cậu vừa nhận lời dẫn chương trình cho một sự kiện nhân ngày 20/10.

MC trẻ “làm mới” mình khi dẫn chương trình trực tuyến ảnh 4

Đăng Khoa luôn tự tin khi dẫn chương trình.

Đối với một MC mới vào nghề như Khoa, việc dẫn chương trình online là trải nghiệm thú vị, mới lạ nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách. Thay vì đứng trên sân khấu và “bắt” cảm xúc của khán giả để giao lưu, Khoa chỉ có thể thể hiện mọi thứ qua màn hình nên việc tương tác bằng ánh mắt hay biểu cảm là rất hạn chế. Vì thế, khi nhận show dẫn trực tuyến, Khoa luôn tìm hiểu kỹ đối tượng khán giả của mình để chuẩn bị tâm lý thật tốt. Cậu cũng thường bố trí phông xanh, đèn, bàn ghế và đường truyền mạng ổn định để đảm bảo show dẫn diễn ra thuận lợi.

Khoản thu nhập đến từ công việc này được Khoa đầu tư cho trang phục và mua sách đọc để tích lũy kiến thức văn hóa, xã hội. Tính đến hiện tại, Đăng Khoa luôn hài lòng với con đường đang đi, kiên quyết theo đuổi nghề MC để hoàn thành tâm nguyện của bà cậu lúc sinh thời. Khoa cũng biết cân bằng giữa đam mê và việc học tập, đảm bảo theo kịp lượng kiến thức tương đối nhiều của năm thứ hai đại học.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.