Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày lễ Tình nhân 14/2 là ngày của hạnh phúc lứa đôi, là ngày mà nhiều cặp đôi đón chờ cho những kế hoạch hẹn hò ngọt ngào và lãng mạn. Tuy nhiên, không ít người độc thân lại rơi vào hoàn cảnh “dở khóc dở cười” hoặc cảm thấy cô đơn, tủi thân hơn. Hãy cùng xem các bạn trẻ độc thân trên cả nước làm gì vào ngày lễ Tình yêu năm nay nhé!

Vùi đầu vào học hành, công việc

Chỉ ba ngày trước Valentine, Đinh Thị Ngọc Hà, sinh viên trường Đại học Duy Tân, đã chào đón sinh nhật tuổi 20 với vô vàn lời chúc từ gia đình và bạn bè. Từ quê Nghệ An vào Đà Nẵng học tập, đây là năm đầu tiên cô được chứng kiến không khí nhộn nhịp, rộn ràng của một thành phố lớn khi đến lễ Tình nhân. Dù vậy, cô cho biết sẽ hạn chế ra đường để tránh cảm giác cô đơn của một người độc thân. Bạn bè đa số đã có người yêu nên ai cũng xúng xính chuẩn bị váy áo đi chơi. Các trung tâm thương mại tổ chức nhiều sự kiện hoành tráng nhưng lại chỉ hướng đến các cặp đôi, khiến cô thấy bản thân hơi lạc lõng. Ngày 14/2 cũng là ngày diễn ra môn thi cuối cùng nên sau khi thi xong, cô sẽ về nhà, nấu ăn và chơi game để giải trí, đánh dấu kết thúc mùa ôn thi căng thẳng.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 1
Ngọc Hà trong bộ ảnh chào đón sinh nhật tuổi 20.

Đối với Lưu Ngọc Ánh (21 tuổi), sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam, lễ Tình nhân chính là ngày “hẹn hò” với đề thi IELTS. Đang là sinh viên năm ba nhưng cô đã theo học các khoá luyện thi lấy chứng chỉ từ hơn một năm trước. Do cuối năm ngoái có nhiều kỳ thi IELTS bị hoãn, vậy nên khó khăn lắm cô mới sắp xếp được lịch thi vào giữa tháng 4/2023. Bởi vậy, đây chính là khoảng thời gian “nước rút” mà cô không thể lơ là dù chỉ một ngày. Là người hướng ngoại, quảng giao và dù độc thân nhưng mọi năm, cô vẫn hưởng ứng hết mình bằng việc cùng bạn thân đi dạo phố, ăn quán hay mua sắm vào ngày lễ Tình nhân. Tuy nhiên, năm nay mọi dự định đều bị gác lại để tập trung cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 2
Vì mục tiêu ra trường đúng hạn, Ngọc Ánh đành “làm bạn” với quyển đề thi IELTS trong ngày 14/2.

Học cách lạc quan khi thấy người khác hạnh phúc

“Tặng bản thân sự Bình yên” chính là món quà mà Lê Anh Dũng (20 tuổi) hài hước nói khi được hỏi về ngày lễ Tình yêu. Đây đã là năm thứ hai cậu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trải qua ngày 14/2 trong tình trạng độc thân. Đã dần quen với không khí tấp nập, bóng dáng các cặp đôi thể hiện tình cảm công khai, nhưng cậu lại rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” hơn, khi ở trong nhóm bạn thân 6 người thì cậu là người duy nhất chưa có người yêu. Do đó, cậu chọn cách tắt hết thông báo và tránh lướt mạng xã hội để khỏi phải bắt gặp thấy những dòng trạng thái, hình ảnh mùi mẫn. Ngày 14/2, cậu đi học cả ngày, chiều tối đi dạy gia sư, sau đó về nhà, nhận việc trông cháu để chị gái và anh rể… đi chơi. Tìm niềm vui bên trẻ thơ và chứng kiến anh chị mình hạnh phúc trong dịp Valentine chính là cách khiến cậu trở nên lạc quan hơn trong những ngày này.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 3
Dịp lễ Tình nhân năm nay, Anh Dũng được giao nhiệm vụ ở nhà trông cháu khi chị gái và anh rể đi chơi.

Trần Hữu Phước (20 tuổi), sinh viên trường Đại học FPT Đà Nẵng, đang chịu trách nhiệm dẫn dắt ban Nội dung cho sự kiện ghép đôi “Blind Date” được tổ chức bởi CLB Truyền thông FUM. Đây là mùa thứ 3 của chương trình và cậu được giao nhiệm vụ nghĩ ý tưởng cũng như triển khai những nội dung tình cảm, hài hước và lãng mạn để kêu gọi các bạn sinh viên trong trường đăng ký tham gia. Tự nhận bản thân là “ế”, cậu cho biết lúc đầu cũng cảm thấy hơi tủi thân khi phải viết về chủ đề tình yêu trong những ngày này. Dẫu vậy, khi nhận thấy sản phẩm của mình đã thu hút, nhận được sự hưởng ứng đáng kể, khiến cậu thấy yêu đời hơn, thấy mọi người xung quanh có đôi có cặp cũng thấy dễ thương hơn.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 4
Dù độc thân, nhưng hai năm trở lại đây, Hữu Phước lại là Ban Tổ chức của các sự kiện kết đôi tại CLB.

Tự tạo niềm vui riêng cho bản thân

Đang học năm thứ tư nên đối với Phạm Thanh Hằng (22 tuổi), sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, đây là quãng nghỉ để khám phá cuộc sống trước khi bảo vệ khoá luận rồi đi làm chính thức. Trước đó nhiều ngày, cô đã tìm kiếm và ghi chú một vài địa điểm vui chơi, thư giãn trong thành phố để cùng người bạn thân đón ngày Valentine. Cô dành nhiều sự quan tâm tới các buổi học (workshop) làm bánh kem, đồ gốm và các sản phẩm thủ công như đan len, làm túi tote. Theo cô, đây là những hoạt động mới lạ, đang rất “trendy” trong giới trẻ, ngoài ra cũng rất thú vị, là cách đơn giản và nhanh chóng để tìm kiếm niềm vui riêng đối với một người độc thân trong ngày lễ Tình yêu.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 5

Thanh Hằng chọn tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng bạn thân để tìm kiếm niềm vui riêng cho bản thân.

Ngày lễ Tình nhân năm nay có một chút buồn và đau lòng với Vũ Hoàng Nam (22 tuổi), cử nhân trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, bởi cậu vừa chủ động tạm dừng một mối quan hệ tìm hiểu cách đó không lâu. Vì ngày 14/2 năm nay rơi vào giữa tuần nên cậu vẫn phải đi làm, đến tối sẽ cùng bạn bè cùng cảnh ngộ độc thân tìm một quán có view thật đẹp để hàn huyên, tâm sự. Tận dụng mùa Valentine khi nhiều nhãn hàng, thương hiệu có các đợt khuyến mãi, giảm giá, cậu cũng sẽ tự mua tặng bản thân một món quà nhỏ, như một việc làm tự chữa lành.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 6
Hoàng Nam tìm bạn bè hàn huyên, tâm sự để tự chữa lành trong ngày lễ Tình yêu.

Mặc kệ nhiều người có đôi có cặp, Nguyễn Thị Dung (21 tuổi), sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội chọn cách rủ những người bạn cùng độc thân giống mình đi chơi vào tối ngày 14/2. Bạn bè có người bận học, có người đi chơi với người yêu nên hội bạn đông đủ nay chỉ còn 2-3 người. Tuy vậy, với suy nghĩ “Tại sao người ta có người yêu đi chơi còn mình phải ở nhà”, cô dự định sẽ cùng các bạn đi hóng gió hồ Tây rồi sau đó tìm một quán cafe để trò chuyện hoặc chơi một vài trò board game vui vẻ. Cô cho rằng điều quan trọng là luôn giữ tinh thần tích cực, ý chí lạc quan trong mọi hoàn cảnh thì tình yêu sẽ tự tìm đến với mỗi chúng ta.

Muôn kiểu 'đối phó' với Lễ Tình nhân của hội độc thân GenZ ảnh 7

Dung và những người bạn dù chưa có ngươi yêu nhưng luôn vui tươi, tích cực.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

SVVN - Thái Thị Thu Huyền, quê Nghệ An, là sinh viên năm ba Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và được gia đình nuôi dạy cách sống tự lập ngay từ khi còn bé, Huyền luôn chủ động trong quá trình học tập và hoạt động Đoàn Đội. Trong suốt 12 năm học Huyền vinh dự khi nhận được nhiều giải thưởng về thành tích học tập, hoạt động thể thao và ngoại khóa.
Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

SVVN - Từ học sinh giỏi Văn, Lâm Phương quyết định chuyển ngành điều dưỡng sau khi được truyền cảm hứng từ người chị họ từng tham gia chống dịch COVID-19 và quá trình chăm bà ốm. Dành trọn một năm để cải thiện hồ sơ, cô gái quê Thanh Hoá trúng tuyển học bổng 90% ngành Điều dưỡng của Trường Đại học VinUni.
Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

SVVN - Nhi Tăng (biệt danh Nhi Tắng Tằng Tăng) là sinh viên năm 3 ngành Công nghệ sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM. Cô gái Trung Hoa hay Crush quốc dân là những cái tên mà người hâm mộ đặt cho Nhi Tăng bởi sự đáng yêu, nét xinh xắn cùng gốc người Hoa của cô nàng. Cô đã tạo được một cộng đồng nho nhỏ với hơn 465 nghìn người theo dõi trên Tiktok và 44 nghìn người theo dõi trên Instagram.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

SVVN - Ngô Thị Cẩm Tú là sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nga, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), ĐHQGHN. Đến với tiếng Nga không phải sự lựa chọn đầu tiên của Cẩm Tú. Thế nhưng giờ đây nó đã trở thành mục tiêu chính của cô gái người Hà Nội. Bởi Cẩm Tú tin rằng ngôn ngữ là cái nôi của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì đó hẳn là ngôn ngữ tuyệt vời.
Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

SVVN - Nguyễn Mai Phương (20 tuổi) là sinh viên năm 3 ngành Văn hoá học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để trở thành một nhà quản lý văn hoá bảo vệ những nét đẹp văn hoá dân tộc, di sản quý giá của đất nước, Mai Phương luôn nỗ lực học tập và là cán bộ Hội có thành tích tiêu biểu.