Hoa Học Trò - 30 năm ươm mầm

Nghe cây bút trẻ kể chuyện sáng tác thời 4.0

0:00 / 0:00
0:00
Yến Nhi (bút danh Natalie), tác giả trẻ cuốn sách “Người đi câu tình yêu” không tìm kiếm cảm hứng sáng tác trên MXH.
Yến Nhi (bút danh Natalie), tác giả trẻ cuốn sách “Người đi câu tình yêu” không tìm kiếm cảm hứng sáng tác trên MXH.
SVVN - Là những cây bút trưởng thành trong thời đại công nghệ 4.0, các tác giả trẻ có nhiều cơ hội để đưa các sáng tác của mình tiếp cận với độc giả. Nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức hơn.

Những “nàng thơ” cảm hứng

Đa số các cây bút, dù trẻ hay có “thâm niên” ngắn dài đều có những câu trả lời gần giống nhau khi được hỏi họ lấy cảm hứng từ đâu để sáng tác. Tất cả mọi thứ từ cuộc sống xung quanh đều có thể trở thành cảm hứng. Chuyện bạn bè, chuyện người lạ, một bản nhạc, một cảnh phim… đều có thể được bắt đầu như một hạt giống để từ đó qua góc nhìn và suy nghĩ, cũng như phát triển của tác giả mà nó trở thành một cái cây mới.

Internet là nguồn tư liệu viết truyện khổng lồ. Mình có thể xem rất nhiều phim, nghe rất nhiều bài hát cả cũ lẫn mới, nhìn thấy cuộc đời người khác, cả những người mình không hề quen biết”, Hằng Trần (tác giả Đi qua ngàn dặm xanh) tiết lộ.

Nghe cây bút trẻ kể chuyện sáng tác thời 4.0 ảnh 1
Tuyển tập truyện ngắn tuổi học trò được sáng tác bởi hai tác giả trẻ, trong đó có Natalie.

Tuy nhiên, đa số đều đồng ý rằng Internet không thực sự là “vườn hạt giống” cảm hứng lý tưởng, chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Internet khá hỗn loạn và nó gây xao nhãng, đặc biệt là với những cây bút vẫn còn chưa rõ mình muốn tìm kiếm gì trên đó. Trong khi đó, để viết một tác phẩm hoàn chỉnh - còn phải viết hay, thì sự tập trung rất quan trọng. Thêm nữa, những cảm hứng tốt nhất đều bắt nguồn từ cảm xúc mạnh mẽ nhất, và thường chỉ có trải nghiệm thực mới mang đến chúng.

Mình tìm cảm hứng từ những chi tiết bình thường mà mình vô tình gặp ở những ngày bình thường, nhưng là dưới góc nhìn của một nhân vật mới, với một tính cách và tình huống khác đi. Chẳng hạn như ngồi trên một chuyến xe buýt quen thuộc, nhìn qua cửa sổ và mình chợt nghĩ đến một nhân vật mới, họ sẽ nghĩ gì nếu cũng ngồi ở đây như mình, tình huống gì khiến họ nghĩ như vậy”, Natalie tiết lộ (tác giả sách Người đi câu tình yêu).

Cơ hội là những cánh cửa mở

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của thời đại 4.0 là nó mở ra rất nhiều cơ hội để các tác phẩm đến với độc giả. Các cây bút có thể tìm được thông tin về nơi mình muốn xuất bản tác phẩm dễ dàng hơn. Thậm chí ngày nay, việc đăng tác phẩm lên một ấn phẩm chính thống như tạp chí hay sách đã không còn là cách duy nhất để giới thiệu tác phẩm của mình. Nhiều tác giả trẻ đăng tải truyện của mình trên mạng xã hội, và nếu nhận được chú ý đáng kể cơ hội xuất bản sẽ tự tìm đến. Chuyện này chuyện kia của Đốm Đốm chính là một tác phẩm như thế.

Nghe cây bút trẻ kể chuyện sáng tác thời 4.0 ảnh 2

Cây bút trẻ của Hoa Học Trò mới 17 tuổi, lựa chọn viết truyện dài kỳ đăng trên Facebook khi chưa tìm được nơi đăng tác phẩm của mình.

Một số tác giả còn xem đây là dịp để rèn luyện. Những tác phẩm đã đăng trên Internet có thể được chỉnh sửa và hoàn thiện lần nữa nhờ các nhận xét của độc giả sau khi đã đăng. Thế nhưng, đây vừa là cơ hội, vừa cũng là một thách thức với các cây bút trẻ.

Bất lợi của việc đăng tác phẩm như thế này là dễ bị phân tán, thay vì phải tập trung vào khả năng và chất lượng tác phẩm của bản thân thì lại xao nhãng sang thị hiếu và ý kiến của những người không rõ mặt”, Bảo chia sẻ quan điểm (tác giả truyện Những đĩa nhạc bỏ quên).

Điều này đặc biệt đúng với các cây bút trẻ văn phong vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và tâm lý chưa đủ mạnh mẽ. Nếu bị tác động quá nhiều bởi yếu tố bên ngoài, có thể họ sẽ mất đi bút lực và nét hấp dẫn của riêng mình khi “đẽo cày giữa đường”. Ở giai đoạn ban đầu đặt nền móng, họ thiếu người định hướng và hướng dẫn để dần khai thác thế mạnh riêng, mà ở đây là vai trò của một biên tập viên có kinh nghiệm.

4.0 là phương tiện

Mặc dù là những cây bút của thời 4.0 nhưng không phải cây bút nào cũng sử dụng mạng xã hội để quảng bá cho bản thân và các tác phẩm của mình. Đôi khi là do quan điểm về tác phẩm, đôi khi là do tính cách của tác giả quyết định.

Nghe cây bút trẻ kể chuyện sáng tác thời 4.0 ảnh 3

Đặng Mai Linh (bút danh Lynh Miêu) - Giám đốc thương hiệu sách Bloom Books.

Mình luôn giữ quan điểm là mỗi tác phẩm đều có đời sống của riêng nó, đặc biệt là tác phẩm in, được quyết định bởi chất lượng của tác phẩm. Việc người viết chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội chỉ làm đời sống riêng đó bị rút ngắn và bớt phong phú đi mà thôi”, Bảo tiết lộ (tác giả truyện Những đĩa nhạc bỏ quên).

Mình không dùng Facebook nhưng dùng Instagram, tại Facebook nhiều người quá, Instagram lại riêng tư hơn. Mình dùng để viết linh tinh. Viết về mình và những người mình yêu mến. Viết về thị trấn. Viết về những điều vui vẻ, hoặc buồn bã nhưng dịu dàng”, Hằng Trần nói thêm (tác giả sách Đi qua ngàn dặm xanh).

Nghe cây bút trẻ kể chuyện sáng tác thời 4.0 ảnh 4

Truyện nổi tiếng trên MXH Facebook trước khi được xuất bản thành sách.

Thêm nữa, một trong những lý do để các cây bút trẻ ít dùng mạng xã hội để quảng bá tác phẩm của mình bởi việc sáng tác đã chiếm khá lớn thời gian trong ngày, nhất là khi họ vẫn còn đang phải loay hoay trong việc định hình cá tính viết. Việc phải “viết thêm” gần như là “quá sức”. Ngoài ra, không phải cây bút trẻ nào cũng xem việc viết là chuyên nghiệp để xem việc đầu tư thương hiệu cá nhân là quan trọng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận hay bỏ quên sức ảnh hưởng và lợi ích của mạng xã hội trong việc phổ biến các tác phẩm lẫn thương hiệu cá nhân của mình. Khi các cây bút bắt đầu tìm được sự cân bằng giữa việc viết và nghĩ về công việc này một cách chuyên nghiệp hơn, họ sẽ tìm được cách phát triển cả hai - tác phẩm riêng và thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.