Người thầy giáo 'giữ lửa' văn hoá dân tộc Nùng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - ThS Nguyễn Văn Bách - Giảng viên trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc (Thái Nguyên) là một nhà giáo tâm huyết, có nhiều đóng góp trong giảng dạy, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy, đưa tinh hoa văn hóa dân tộc Nùng đến gần hơn với thế hệ trẻ.

Thầy giáo Nguyễn Văn Bách (sinh năm 1989, tại Tràng Định, Lạng Sơn) có tình yêu đối với văn hóa dân tộc mình. Sau khi tốt nghiệp và hoàn thành chương trình Thạc sĩ, anh trở thành giảng viên tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc. Tại đây, không chỉ dừng lại ở vai trò người dạy, anh còn là một người truyền cảm hứng, giúp học sinh hiểu và yêu mến hơn các giá trị truyền thống, đặc biệt là những nét đẹp của văn hóa dân tộc Nùng và Tày.

Hành trình nghiên cứu và bảo tồn văn hoá

Nguyễn Văn Bách đã để lại dấu ấn sâu đậm trong giới nghiên cứu văn hóa với nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Năm 2022, bài viết “Tục thờ Tiên trong lễ hội lồng thổng Bủng Kham (Tràng Định)” của anh được đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, góp phần khắc họa những nét tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc Nùng. Cùng với đó, anh còn là đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khác như “Gắn kết hoạt động Du lịch với bảo tồn lễ hội Nàng Hai” và “Giá trị lịch sử - văn hóa cụm di tích đền Phjia Mi và chùa Linh Quang”. Các nghiên cứu của anh không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Người thầy giáo 'giữ lửa' văn hoá dân tộc Nùng ảnh 1

Một buổi lên lớp giảng dạy môn đàn hát then của nhà giáo Nguyễn Văn Bách.

Bên cạnh việc nghiên cứu, anh Bách cũng tích cực tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Các bài tham luận của anh thường xoay quanh các chủ đề như tín ngưỡng dân gian, điệu múa sư tử của dân tộc Tày, Nùng và trang phục truyền thống của người Tày. Với những nghiên cứu chuyên sâu, anh đã góp phần làm rõ và quảng bá những giá trị độc đáo của văn hóa Nùng, giúp cộng đồng hiểu sâu hơn về những giá trị này.

Nguyễn Văn Bách không chỉ là một nhà nghiên cứu mà còn là một tác giả có nhiều đóng góp cho kho tàng tài liệu giảng dạy. Anh đã tham gia biên soạn nhiều đầu sách, tiêu biểu là cuốn Ngôn ngữ các dân tộc Thái – Kadai ở Việt Nam và sách song ngữ Sli slình làng dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn. Các tài liệu này không chỉ phục vụ việc giảng dạy mà còn giúp lưu giữ, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng.

Người thầy giáo 'giữ lửa' văn hoá dân tộc Nùng ảnh 2

ThS Nguyễn Văn Bách trình bày tham luận về giảng dạy hát then tại Hội thảo khoa học.

Ngoài ra, Nguyễn Văn Bách còn biên soạn các tài liệu phục vụ giảng dạy về tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa Tày Nùng, dân ca Việt Bắc... Những tài liệu này đã trở thành nguồn tư liệu quý giá, giúp sinh viên và những người đam mê văn hóa dân tộc có cái nhìn toàn diện hơn về những giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Thành tựu trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên

Không chỉ là một giảng viên và nhà nghiên cứu tận tụy, Nguyễn Văn Bách còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, đặc biệt là các chương trình tình nguyện. Anh là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nhiệm kỳ 2024 – 2027. Trong những năm qua, anh đã tham gia tổ chức nhiều chương trình như 'Tiếp sức mùa thi' hay các hoạt động cứu trợ đồng bào bị cô lập do lũ lụt tại Thái Nguyên.

Người thầy giáo 'giữ lửa' văn hoá dân tộc Nùng ảnh 3

Nhà giáo Nguyễn Văn Bách và các học trò đoạt 2 HCV tại Hội thi diễn xướng dân gian các dân tộc toàn quốc, năm 2024, tại Quảng Ngãi.

Những đóng góp của anh trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã được ghi nhận với nhiều bằng khen và giấy khen. Năm học 2023 – 2024, anh được BCH Thành Đoàn Thái Nguyên khen thưởng vì những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của anh trong việc thúc đẩy phong trào thanh niên và lan tỏa tinh thần tình nguyện đến với cộng đồng.

Với những đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Nguyễn Văn Bách đã nhận được nhiều giải thưởng cấp Quốc gia. Năm 2023, anh được trao Huy chương Vàng tại Hội diễn dân ca toàn quốc, với tiết mục then cổ dân tộc Tày Khỉn thồng nàng tiên. Năm 2024, anh tiếp tục ghi dấu ấn với hai Huy chương Vàng cấp Toàn quốc cho tiết mục Vần lẩu slặp tướng và nghi lễ “Nghi lễ cấp ấn, cấp sắc cho thầy then”. Thành tích này không chỉ khẳng định tài năng của anh trong nghệ thuật biểu diễn mà còn là minh chứng cho sự cống hiến của anh trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống.

Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Bách còn được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên khen thưởng vì những đóng góp nổi bật trong công tác Hội. Điều này thể hiện sự công nhận từ các tổ chức văn hóa và cộng đồng đối với những nỗ lực của anh.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án ‘Ứng dụng học sâu tối ưu hóa danh mục đầu tư’ giành giải Nhất Euréka 2024

Dự án ‘Ứng dụng học sâu tối ưu hóa danh mục đầu tư’ giành giải Nhất Euréka 2024

SVVN - Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Hoàng Anh, nhóm sinh viên trường ĐH Ngân hàng TP. HCM đã thực hiện dự án 'Ứng dụng học sâu để xây dựng mô hình tối ưu hóa danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam', mang lại những đóng góp đột phá trong lĩnh vực tài chính ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Dự án đã xuất sắc giành giải Nhất, Giải thưởng Euréka 2024, lĩnh vực Kinh tế.
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.