Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Diễn giả ở trường đại học – khó hay dễ?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nhân sự kiện một thanh niên được cho là đã mạo danh thành viên BTC sự kiện của BlackPink tại Hà Nội làm diễn giả trong một chương trình ở trường đại học gây xôn xao trên mạng xã hội, chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong phỏng vấn nhà báo Nguyễn Tuấn Anh về việc mời diễn giả hiệu quả. Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh hiện là Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong. Anh cũng là diễn giả tại nhiều trường đại học.

Anh đánh giá thế nào về việc các trường đại học mời diễn giả đến nói chuyện với sinh viên?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Cá nhân tôi nghĩ đây là việc làm cần thiết vì ba lý do chính. Thứ nhất, các diễn giả thường đem lại một lượng kiến thức thực tế, mới mẻ mà có thể sinh viên còn thiếu. Thứ hai, họ góp phần tạo ra cảm hứng học tập mới mẻ cho sinh viên. Thứ ba, những chương trình có diễn giả uy tín thường làm nguyên liệu tốt để Nhà trường truyền thông.

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Diễn giả ở trường đại học – khó hay dễ? ảnh 1

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh.

Nhiều người đang có suy nghĩ làm diễn giả ở trường đại học rất dễ, anh có đồng tình với ý kiến này không?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi không nghĩ vậy. Tôi có nhiều bạn đang công tác tại các trường đại học và thường xuyên được nghe họ than phiền về việc khó mời các diễn giả về trường. Thông thường để mời diễn giả về trường nói chuyện với với sinh viên, ban tổ chức phải cân nhắc nhiều yếu tố, ví dụ như trình độ chuyên môn, phong cách nói chuyện, thương hiệu cá nhân... Bên cạnh đó, các bước để mời diễn giả cũng không hề đơn giản. Thường thì sau khi thăm dò ý kiến sinh viên, ban tổ chức phải qua nhiều cấp và chỉ khi Ban Giám hiệu (hoặc Ban Giám đốc) chính thức có ý kiến (đồng ý) thì mới được mời diễn giả.

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Diễn giả ở trường đại học – khó hay dễ? ảnh 2

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh làm diễn giả tại Trường Đại học Thương mại.

Anh nghĩ sao về việc một số người chưa được kiểm chứng về trình độ chuyên môn và động cơ sẵn sàng bỏ một khoản tiền tài trợ để được đến trường đại học làm diễn giả, đánh bóng tên tuổi?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Cá nhân tôi nghĩ nếu Nhà trường biết diễn giả như thế này thì chắc chắn sẽ không bao giờ mời vì lợi ích của sinh viên luôn phải được Nhà trường đặt lên trên hết. Có thể có một số ít diễn giả như chị đề cập được các đội, nhóm sinh viên mời gấp rút mà không thông tin chuẩn xác đến các cấp lãnh đạo.

Hiện nay, số lượng các diễn giả được sinh viên yêu thích phù hợp với môi trường giảng đường hiện không có nhiều” (Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh).

Theo anh, các trường nên làm gì để không bị gặp sự cố về diễn giả?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Để đánh giá về diễn giả, theo tôi, luôn cần ý kiến từ nhiều phía. Bởi đôi khi diễn giả được các Thầy Cô yên tâm thì sinh viên lại không hào hứng, và ngược lại. Có ba điểm luôn phải được chú ý hàng đầu khi lựa chọn diễn giả là: (1) trình độ chuyên môn, (2) phong cách, kỹ năng nói chuyện trước đám đông; (3) “giờ bay” (số lượng chương trình đã làm diễn giả). Trang facebook của diễn giả có thể chưa thể hiện hết được ba điểm này vì đôi khi nội dung trên đó cũng có thể là “ảo”.

Ngoài ra, các trường cũng có thể phối hợp với các đối tác uy tín để tổ chức các sự kiện vì khi đó chất lượng các diễn giả đã được đối tác kiểm chứng cẩn thận.

Theo anh, thù lao cho diễn giả có phải là nguyên nhân chính khiến nhiều trường không mời được các diễn giả uy tín?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi không nghĩ như vậy. Các diễn giả đến với sinh viên thì thường xác định là để trao giá trị rồi, nên sẽ không đòi cát-xê cao như khi đến với doanh nghiệp. Quan trọng là cách thức mời của đại diện Nhà trường. Nhiều trường hiện đang tận dụng khá tốt việc mời các cựu sinh viên đã thành công về nói chuyện với sinh viên.

Cảm ơn anh!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.