Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19

SVVN - Hàng chục ngàn dụng cụ hỗ trợ đeo khẩu trang (tai giả) từ khắp nơi trên cả nước được tập hợp gửi về các y bác sĩ và lực lượng chức năng. Từ những bạn trẻ có năng khiếu đan móc đến những câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, họ tạo thành một mạng lưới góp yêu thương sức mình vào công tác phòng chống COVID-19.

Đan “tai giả” gửi tặng Y bác sĩ.

Ngay từ khi có thông tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, Trần Thị Mai Linh (Khoa Dược, trường CĐ Y Dược Hồng Đức) đã bắt tay vào đan móc những chiếc tai giả bằng len theo lời kêu gọi từ những hội nhóm trên Facebook.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 1

Nhân viên Bệnh viện Mắt Đà Nẵng và quà tặng từ các bạn trẻ yêu đan móc 

Dù việc học vào thời điểm này đang vào giai đoạn nước rút với nhiều kỳ thi, bài kiểm tra, Mai Linh vẫn dành thời gian rảnh trong ngày để đan móc. Mỗi cuộn len 50gr có thể móc được khoảng 15 chiếc tai giả. Hơn 200 tai giả đã được Mai Linh hoàn thành và gửi tặng cho các y bác sĩ. Linh cho biết: “Vừa được làm việc mình yêu thích, vừa góp sức nhỏ cùng đất nước chống dịch nên mình rất vui”. Mai Linh làm quen được nhiều bạn trẻ khác ở cả nước cùng đam mê đan móc thông qua những hội nhóm trên mạng xã hội.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 2Thanh Hường đơm nút, đóng gói và phân loại tai giả để gửi đến những nơi cần.

Là quản trị viên kênh Đong đầy len sợi và nhóm “Tôi yêu Đan và Móc” với hơn 31.000 thành viên, Nguyễn Hồng Loan (SN 1990, Đà Nẵng) nhớ lại: “Ban đầu, nhóm lo lắng không biết sản phẩm có phù hợp với y bác sĩ không. Nhưng sau đó, nhóm nhận được phản hồi tốt, rất hợp dùng cho “vòng ngoài” như những người tại khu cách ly, cán bộ, quân đội ngày đêm làm nhiệm vụ ở vùng dịch”.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 3Những sản phẩm đầy yêu thương của hội yêu thích đan móc len Đà Nẵng.

Có một cửa hàng phụ kiện len sợi tại quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), Thanh Hường (SN 1993) không ngần ngại “tiếp sức” cho hoạt động. Hường cùng những người bạn còn đứng ra kêu gọi và phụ trách nhận tai giả gửi về, sau đó chuyển đến những nơi có nhu cầu. Trước đó, Thanh Hường và nhóm bạn cũng đã kêu gọi quyên góp tiền mặt để hỗ trợ mua lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm cho khu cách ly.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 4

Thanh Hường xúc động: “Một số bạn bè không biết đan móc cũng xin được đóng góp quỹ để hỗ trợ phí vận chuyển tai giả. Nhờ hoạt động này mà bạn bè, anh chị em yêu thích đan móc nói riêng và yêu thích thủ công cả nước nói chung gắn bó hơn rất nhiều. Mỗi ngày, trên các hội nhóm đều thấy các anh chị tạm gác chút việc riêng để cùng hỗ trợ làm tai giả và gửi về, kẻ góp công, người góp của, mình thấy rất quý tình cảm đó. Cảm giác như cả nước đều hướng về Đà Nẵng, Quảng Nam, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Kết nối từ khắp mọi miền                                                                                  

Là nhân viên văn phòng, Bùi Hường, cựu sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) cho biết: “Khi biết mình đan móc tai giả ủng hộ vùng dịch, nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũng góp sức làm cùng. Người không biết móc thì hỗ trợ đơm nút, mỗi người một chút vì muốn góp sức để cùng cả nước chống dịch COVID-19”.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 5Kiều Oanh và các sản phẩm đan móc len gửi tặng vùng dịch. 

Tương tự Hường, Phạm Thị Kiều Oanh ờ Đồng Tháp đã có một tháng đồng hành cùng hoạt động. Mỗi ngày, Oanh tranh thủ lúc rảnh làm một ít tai giả. Oanh tâm sự: “Số lượng tai giả tính theo mỗi người làm được thì chắc không nhiều nhưng nếu gom lại thì sẽ thành rất lớn. Cũng giống như mỗi người góp sức một chút thì chúng ta sẽ đánh bay được COVID-19 thôi”.

Tại Tây Ninh, Nguyễn Thị Anh Thư cũng tranh thủ những lúc rảnh việc để đan móc tai giả. Các sản phẩm khi đủ nhiều được Anh Thư gom chuyển đến cho một bạn trẻ khác ở tận Hải Dương để chia ra gửi tới những nơi cần. Anh Thư kể: “Người thân, bạn bè thấy mình đan móc tai giả nhìn lạ cũng hỏi cái này là cái gì. Khi mình nói là sẽ gửi tặng các bác sĩ và mấy chú bộ đội chống dịch thì ai cũng ủng hộ”.

Các bạn trẻ và chị em phụ nữ tại Đắk Nông cũng kêu gọi đan móc tai giả ủng hộ vùng dịch. Sau 10 ngày thực hiện, hơn 6.000 chiếc tai giả đã được tập hợp gửi về Quảng Nam, Đà Nẵng và dành tặng cho các chiến sĩ ở các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Nhiều thành viên khác hỗ trợ nhận tai giả và điều phối vận chuyển theo các tuyến Đại Lộc - Điện Bàn (Quảng Nam) hay tuyến Tam Kỳ - Tiên Phước (Quảng Nam)...

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 6

Ước tính đã có hơn 20.000 chiếc tai giả được chuyển đến các người bệnh, các y bác sĩ, chiến sĩ bộ đội, công an đang thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc (Đà Nẵng), Điện Bàn (Quảng Nam), Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, Bệnh viện Quận Liên Chiểu…

Sáng tạo tai giả phiên bản in 3D                                                  

Không đan móc nhưng nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát huy chuyên môn ngành học để nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt dụng cụ hỗ trợ đeo khẩu trang với hình thức in 3D chuẩn xác. Sản phẩm tai giả in 3D là thành quả của Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học cùng hai nhóm sinh viên khởi nghiệp In 3D và MEC3D.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 7Sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM gửi tặng tai in 3D Bệnh viên. 

Những chiếc tai giả này có hình dạng giống như chiếc lược với các nấc treo nhô ra ở hai bên. Nhân viên y tế và các chiến sĩ có thể vòng dây qua các nấc để điều chỉnh phù hợp với kích cỡ đầu. Sản phẩm được in bằng nhựa PLA, mỗi cuộn nhựa giá dao động khoảng 250.000 đồng in được khoảng 300 tai giả.

Trương Xuân Thi (sinh viên  ngành Tự động hóa, Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu khoa học Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM) cho biết: “Ban đầu, số lượng máy và kinh phí ít nên chúng mình chưa in được nhiều. Có những đêm nhóm phải thay phiên nhau thức để bấm in cho đạt được số lượng cần cung cấp (cứ 30 phút bấm máy một lần). Về sau, được các mạnh thường quân tài trợ và có sự đồng hành của nhiều bạn sinh viên có máy cùng tham gia nên số lượng in tăng lên”.

Gần 20.000 tai giả phiên bản in 3D đã được gửi đến các địa phương có nhu cầu. Riêng Đà Nẵng, hơn 4.000 tai giả phiên bản in 3D cùng một số khẩu trang vải kháng khuẩn đã được các bạn sinh viên gửi tới thông qua Thành Đoàn Đà Nẵng.

Các sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải (Phân hiệu tại TP. HCM) cũng chế tạo thành công 5 máy in 3D, công suất mỗi máy là 50 tai giả/ngày, mỗi ngày máy chạy 18 tiếng. Dự kiến, 2.500 chiếc tai giả từ Trường ĐH Giao thông Vận tải sẽ được trao tặng cho các bệnh viện, trung tâm y tế, khu cách ly tại TP. HCM.

Những chiếc “tai giả” nối dài yêu thương gửi đến tuyến đầu chống COVID-19 ảnh 8Tặng tai in 3D cho Bệnh viện ĐH Y Dược. 

Các hoạt động hỗ trợ vùng dịch vẫn đang được các bạn trẻ tiếp tục thực hiện bằng cách này hay cách khác. Có thể xuất phát năng khiếu đan móc, làm thủ công hay từ chuyên môn cơ khí, điện - điện tử… Những chiếc tai giả không chỉ giúp kết nối chiếc khẩu trang đảo bảm an toàn cho lực lượng chức năng phòng chống dịch, hạn chế bị ảnh hưởng vùng tai do phải đeo khẩu trang thời gian dài mà còn là minh chứng cho những tình cảm yêu thương mà mỗi bạn trẻ “tùy theo sức của mình” đang góp phần vào công tác phòng chống dịch COVID-19.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.