Những cú sốc đầu đời của các tân sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Khi biết tin mình đậu đại học, nhiều tân sinh viên đã khăn gói lên thành phố để chuẩn bị cho năm học mới. Vì chưa có kinh nghiệm, không ít tân sinh viên đã bị lừa, vừa mất tiền vừa bị ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề.

Cú sốc “đầu đời”

Nghe tin mình đậu trường Đại học Kinh doanh, Trần Kim Xuyến đã khăn gói từ Nghệ An ra Hà Nội để tìm trọ. Không quen đường, không có phương tiện đi lại nên nữ sinh và cô bạn cùng lớp dự định sẽ thuê trọ ở gần trường để tiện đi lại. Và khó khăn bắt đầu từ đó.

“Vừa mới dọn vào trọ chưa được 5 tiếng, mình đã bị gia đình chủ trọ đuổi ra ngoài chỉ vì cắm nồi cơm điện ở trong phòng. Hoang mang, không biết cầu cứu vào ai, mình đã đuổi đi và bị lừa hết tiền cọc phòng với lí do làm sai quy định nên không được trả lại số tiền đã cọc” - Xuyến bộc bạch.

Ngay cả sau khi bị đuổi, việc tìm được một căn phòng đẹp và ưng ý cũng không hề dễ dàng, mặc dù đã tìm hiểu trên mạng xã hội, nhờ trung gian và thậm chí còn đến nhà chủ nhà gần trường để hỏi thăm. Phòng giá rẻ tường cũ, trần nhà xập xệ hoặc tính giá điện nước cao hơn nhiều nơi khác. Thay vì tính theo lượng nước, chủ nhà đặt giá nước từ 100.000 đồng/người/tháng; điện từ 3500 - 5000/kWh kèm thêm tiền WiFi, dọn phòng, đổ rác, giữ xe... lên tới khoảng 400.000đ/tháng. Phòng mới và tiện nghi thì rất đắt.

Những cú sốc đầu đời của các tân sinh viên ảnh 1
Biết tin mình đậu đại học, Trần Kim Xuyến đã khăn gói từ Nghệ An ra Hà Nội để tìm trọ.

“Mình ra Hà Nội sớm vì sợ ngày nhập học đông người, dễ gặp người xấu, nhưng thực tế đã vả cho mình những “cú sốc” đầu tiên trong cuộc đời, đó là đau đớn. Đến bây giờ vẫn bàng hoàng với những gì mình đã trải qua.” – Kim Xuyến nghẹn ngào kể.

Không chờ kết quả trúng tuyển, Nguyễn Thị Hồng, tân sinh viên Học viện Ngân hàng đã chủ động ra Hà Nội tìm chỗ ở từ giữa tháng 8. Các nhà trọ ở khu vực gần trường như phố Chùa Láng, Pháo Đài Láng, Láng Hạ (quận Đống Đa),... hầu như không còn phòng. Số còn lại hầu hết là những căn hộ có giá cho thuê cao hoặc những căn hộ xuống cấp, không được thông thoáng. Nếu muốn thuê phòng có diện tích khoảng 20-30m2, cách trường đại học không quá 1km, bạn sẽ phải trả 4-5 triệu đồng/tháng. Nhiều nhà nghỉ ở khu vực này còn tăng giá lên tới vài trăm nghìn đồng/tháng, gọi là phí dịch vụ.

“Không có người thân, cũng không biết đường nên mình phải thuê xe để di chuyển hết gần 1 triệu đồng. Xót tiền, mình liên hệ một môi giới thì được người này giới thiệu một môi giới khác dắt đi xem chỗ trọ tại khu Yên Hoà, Cầu Giấy cách trường 5km. Sau khi xem qua nội thất, mình quyết định đặt cọc cho môi giới giữ trọ với giá 4 triệu đồng” - Hồng chia sẻ.

“Sau vài ngày mình liên lạc lại với người đại diện và mất liên lạc. Mình cũng đến ở lại và phát hiện bản thân bị lừa. Bây giờ, mình chỉ muốn lấy lại một nửa số tiền đặt cọc nhưng điều đó là không thể. Đây là toàn bộ số tiền bản thân dành dụm được hồi cấp 3 để chuẩn bị vào đại học. Bây giờ, mình không biết phải làm gì. Mình không dám gọi điện thông báo cho gia đình vì sợ mọi người ở quê lo lắng”, sinh viên này thừa nhận.

Lần đầu tự mình quản lý tài chính

Cũng giống bao người, thấy nhiều món đồ hấp dẫn, lại có thêm bạn bè mới, Bùi Hai Giáp – tân sinh viên Đại học FPT đã tiêu hết sạch số tiền 10 triệu đồng tiền mừng đỗ đại học trong một tuần đầu tiên khi ra Hà Nội học. Nam sinh người Gia Lai, chia sẻ: “Chính việc thiếu hụt những kiến thức, kỹ năng liên quan đến quản lý chi tiêu đã khiến bản thân tiêu tiền "mất kiểm soát", vung tay quá trán vào những cuộc chơi, tụ tập đàn đúm với bạn bè. Và sau đó đã lâm vào cảnh thiếu thốn tiền bạc, tự mình xoay xở hoặc mượn bạn bè để chi tiêu”.

Những cú sốc đầu đời của các tân sinh viên ảnh 2

Bùi Hai Giáp – tân sinh viên Đại học FPT đã tiêu hết sạch số tiền 10 triệu đồng tiền mừng đỗ đại học trong một tuần đầu tiên khi ra Hà Nội học.

Cũng giống với Hai Giáp, Lê Trung Hiếu – tân sinh viên Đại học Thương mại tâm sự: Lúc mới bắt đầu sống tự lập mình rất hào hứng vì sẽ không còn bị cha mẹ quản thúc. Vì chủ quan khi vừa có tiền bố mẹ gửi lên, lần đầu xa nhà lại có số tiền lớn nên mình chi tiêu quá tay, từ mua nhiều quần áo mới cho đến mạnh tay bao bạn bè ăn uống. Kết quả chỉ trong mười ngày đầu tháng mà gần như đã tiêu hết số tiền đáng ra phải chi trong một tháng. Sau đó là chuỗi ngày ăn mì gói thay cơm và vay mượn tiền bạn bè để sống tạm bợ”.

Những cú sốc đầu đời của các tân sinh viên ảnh 3

Lê Trung Hiếu - chi tiêu khôn ngoan không phải là việc dễ dàng nên rất khó có thể cân bằng cuộc sống với số tiền bố mẹ cho mỗi tháng.

“Chi tiêu khôn ngoan không phải là việc dễ dàng, bạn rất khó có thể cân bằng cuộc sống với số tiền bố mẹ cho mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy cố gắng chi tiêu cho những thứ thực sự cần thiết, học cách tự lập ngay từ những ngày đầu tiên.” - nam sinh nói thêm.

Để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tự lập của một tân sinh viên, bạn phải có kiến ​​thức sâu rộng và chuẩn bị tâm lý thật tốt. Bởi sự chuẩn bị kỹ lưỡng chính là bàn đạp giúp bạn tự tin tiếp cận cuộc sống mới, tập trung học tập tốt và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra với mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (năm 2020). Ảnh: VGP

Chàng sinh viên chia sẻ về lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

SVVN - Có lẽ, kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi năm 18 tuổi là vinh dự trở thành điển hình tiên tiến, đại biểu trẻ nhất của Đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (năm 2020) và đặc biệt là được diện kiến, được lắng nghe những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.