Những cựu sinh viên UTS, bây giờ họ ra sao?

Những cựu sinh viên UTS, bây giờ họ ra sao?
SVVN - Cùng lắng nghe những chia sẻ từ cựu sinh viên để biết UTS Insearch đã có tác động như thế nào đối với cuộc sống của họ sau này?

“Những ngày tháng là sinh viên tại UTS là những năm giúp tôi trưởng thành nhất trong đời mình. Nhiều việc tôi làm hiện tại là có sự ảnh hưởng của những gì tôi đã trải nghiệm - đó là lý do tại sao tôi muốn cống hiến”, chia sẻ từ thầy Casey Hyun, Hiệu trưởng tại Global Design Index.

Nằm trong top 8 trường đại học trẻ dưới 50 năm tuổi trên thế giới (Bảng xếp hạng QS Ranking 2016 - 2019), Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã trở thành “cái nôi” trưởng thành về học thuật và kĩ năng của nhiều thế hệ sinh viên, giúp hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đạt được thành công với thành tích học tập tốt, thuận lợi thực hiện ước mơ nghề nghiệp của họ.

Người đàn ông “hóa thân" diện mạo mới cho những chiếc xe Hyundai

Casey Hyun sinh ra tại Hàn Quốc nhưng lớn lên và học tập tại Úc. Anh tốt nghiệp Đại học Công Nghệ Sydney (UTS) năm 1996, chuyên ngành thiết kế sản phẩm và công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp UTS, anh đã trải qua nhiều năm làm việc cho nhiều hãng xe hơi lớn như Audi, GM và Ford trước khi đầu quân về tập đoàn sản xuất ô tô Hàn Quốc - Hyundai và trở thành “phù thủy thiên tài” có những đóng góp rất lớn thay đổi thiết kế các dòng xe Hyundai, làm nên một đế chế Hyundai lớn mạnh toàn cầu như hiện nay.

Những cựu sinh viên UTS, bây giờ họ ra sao? ảnh 1

 Casey Hyun, người hóp phần rất lớn cho sự thành công của Hyundai.

Casey là ngôi sao nổi tiếng trong thế giới thiết kế ô tô với 11 giải thưởng dưới tên mình. Sau khi nghỉ việc tại Hyundai sau khoảng thời gian dài gắn bó, Casey quyết định dành phần còn lại của cuộc đời để tiếp tục cố vấn, truyền cảm hứng thiết kế ô tô cho các thế hệ sau thông qua việc mở trường đào tạo thiết kế Global Design Index, giảng dạy tại các trường đại học và làm diễn giả ở các buổi chia sẻ.

Nói về quyết định này, Casey cho biết sự thành công của anh hiện nay phần lớn nhờ vào nền tảng giáo dục của UTS và anh chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhà thiết kế lừng danh Carl Nielsen, cũng là giáo sư tại UTS. “Tôi không thực sự cố gắng thi đua với con người mà ông đã từng là, nhưng là một giáo viên và cố vấn, tôi đã cố gắng để trở thành gần như chính xác phiên bản như ông. Đó là ảnh hưởng như thế nào ông đã cho tôi”.

Từ vùng quê nghèo Việt Nam đến chiến thắng trong cuộc thi phần mềm trên toàn cầu tại Mỹ

Câu chuyện của Đào Xuân Hoàng, nhà sáng lập Early Start và phát triển ứng dụng Monkey Junior, chắc chắn là một phiên bản rất đặc biệt bởi anh chính là hình tượng “Từ số không trở thành anh hùng” (“From zero to zero”).

Những cựu sinh viên UTS, bây giờ họ ra sao? ảnh 2

Người sáng lập ra ứng dụng Monkey Junior - Anh Đào Xuân Hoàng

Hơn 13 năm về trước, Đào Xuân Hoàng rời làng quê ở Việt Nam với trải nghiệm ít ỏi về thế giới bên ngoài để sang học tập tại Úc. Thời gian đầu tại một đất nước xa lạ, anh đã phải chật vật không ít bởi vốn ngoại ngữ hạn chế. Nhưng điều kì diệu là nhờ vào chương trình Anh ngữ của UTS Insearch, anh tự tin hơn khi bắt đầu chương trình Cử nhân kỹ sư phần mềm của mình.

Sau quá trình học tại UTS, anh cùng người bạn trở về Việt Nam sáng lập BH Media và sau đó là Monkey Junior, một trong những ứng dụng học và đọc dành cho trẻ em được tải nhiều nhất trên App Store và Google Play.  Monkey Junior đã giúp anh giành chiến thắng tại Global Entrepreneurship Summit GIST (Đổi Mới Toàn Cầu bằng Khoa Học và Công Nghệ), Cuộc thi Tech-I-Pitch tại Palo Alto, California.

Hai chị em đến từ Việt Nam chinh phục sự nghiệp khoa học tại Úc

Đối với cặp chị em Jenny Ly và Tiana Ly đến từ TP.HCM, UTS đã trở thành dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời của họ bởi đây đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường theo đuổi khoa học của họ từ những ngày đầu đến Úc. Đến thời điểm hiện tại, cả hai đều đã thành công trên con đường mình lựa chọn trong khi Tiana làm việc Tổ Chức Nghiên Cứu Khoa Học và Công Nghiệp Liên Bang (CSIRO) thì Jenny đang tiếp tục học chương trình Thạc sĩ Khoa học và Công Nghệ Sinh Học tại UTS cũng như giảng dạy tại UTS Insearch.

Những cựu sinh viên UTS, bây giờ họ ra sao? ảnh 3

Tiana và Jenny đã có khoảng thời gian học tập tuyệt vời tại UTS

Theo chia sẻ từ Tiana, điều làm nên sự hiệu quả giáo dục của UTS Insearch chính là việc sinh viên cũng là người làm các bài học trở nên thú vị. Trong lớp học, họ cùng nhau nghiên cứu, giao tiếp và tương tác, chứ không đơn thuần là lắng nghe bài giảng từ giảng viên. UTS Insearch còn là sự chuyển tiếp tuyệt vời giúp cho Jenny và Tiana khởi đầu suôn sẻ hơn khi học tại UTS.

Box: UTS Insearch là Phân viện đào tạo liên thông lên Đại học Công Nghệ Sydney (UTS) – một trong những trường đại học hàng đầu tại Úc với phương pháp giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình cao đẳng liên thông tại UTS Insearch có thể học tiếp năm thứ 2 tại UTS, dựa vào kết quả học tập và chuyên ngành đã chọn.

Phân viện đào tạo 6 khối ngành chính bao gồm: Truyền thông, Kỹ sư, Kinh doanh, Thiết kế và kiến trúc, CNTT và Khoa học bên cạnh những khóa học Tiếng Anh cho sinh viên quốc tế. Hằng năm, có khoảng 4.000 sinh viên đến từ 50 quốc gia khác nhau học tập tại trường.

Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.