Những kinh nghiệm 'bỏ túi' giúp tân sinh viên tránh được 'cạm bẫy lừa đảo'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Với các bạn tân sinh viên, cuộc sống đại học trực tiếp là một môi trường mới, nơi các bạn phải tự lập, phải sống một mình và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bằng nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu cảnh cảnh giác của nhiều bạn sinh viên, các đối tượng xấu tìm cách tiếp cận và thực hiện hành vi lừa đảo.

Chiêu "mua đồ ủng hộ" đánh vào lòng trắc ẩn

Hiện nay, chiêu trò “xin tiền” tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự cả tin và lòng trắc ẩn của các bạn tân sinh viên để đóng giả tật nguyền hoặc người nghèo khổ đi bán các dụng cụ như bút bi, kẹp tóc, bông tai, thậm chí là dúi vào tay sinh viên, nếu cã bạn không có ý định mua. Có những trường hợp người bán xin họ tên, số điện thoại ghi vào sổ những tấm lòng hảo tâm và sau đó bán cho sinh viên những gói tăm với mức giá “trên trời” với danh nghĩa từ thiện. Trong trường hợp này, các bạn sinh viên nên đi thẳng và không cầm bất cứ đồ gì từ người lạ đưa cho mình. Các đối tượng này tập trung chủ yếu ở các bến xe, nơi đông người để thực hiện hành vi của mình.

“Vừa ăn cướp, vừa la làng”

Cướp dàn cảnh ở nơi công cộng là một hình thức rất nguy hiểm, kẻ gian sẽ vu khống nạn nhân là người thân bỏ nhà đi hoặc bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức để khống chế đến nơi đối tượng muốn, rồi thực hiện cướp tài sản. Khi gặp tình huống như vậy, các bạn sinh viên hãy bình tĩnh yêu cầu sự trợ giúp từ những người xung quanh và hô to: Họ tên, quê, cha/ mẹ mình làm gì... rồi hô hoán với mọi xung quanh để kịp thời được giải cứu.

Lời mời gọi từ bán hàng đa cấp bất chính

Công ty đa cấp bấp chính tồn tại dưới nhiều hình thức như bán hàng, trung tâm tiếng Anh… Để trở thành nhân viên chính thức, những bạn tham gia phải mất vài triệu đồng đặt cọc, không được hưởng lương hằng tháng mà phải dụ dỗ người thân, bạn bè mua hàng để lấy hoa hồng. Các bạn sinh viên nếu không tỉnh táo dễ “siêu lòng” trước những lời dụ dỗ về một mức thu nhập khủng, không vốn đầu tư, thời gian làm việc linh hoạt, không đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn.

Những kinh nghiệm 'bỏ túi' giúp tân sinh viên tránh được 'cạm bẫy lừa đảo' ảnh 1

Không ít sinh viên vẫn bị "sập bẫy" mặc dù đã được các trường cảnh báo rất nhiều. (Ảnh: Khắc Hiếu)

Kẻ gian móc túi ở nơi công cộng

Móc túi là một hình thức rất dễ xảy ra khi đi xe buýt. Chiêu thức của đối tượng chủ yếu là móc túi, rạch túi, cặp, ba lô để lấy đồ trong lúc lên xuống xe và cả lúc trên xe khi sinh viên bất cẩn. Lưu ý dành cho tân sinh viên trong tường hợp này là luôn để túi xách và ba lô ở phía trước, những đồ có giá trị cao như điện thoại và ví tiền nên cất ở những vị trí sâu, khó lấy, tránh để người lạ nhìn thấy.

Trung tâm tiếng Anh kém chất lượng

Với nhu cầu học tiếng Anh ngày một nhiều của các bạn sinh viên, các trung tâm tiếng Anh xuất hiện khắp nơi. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đảm bảo về chất lượng. Vì sự nhẹ dạ cả tin, tân sinh viên dễ dàng bị lừa bởi những lời quảng cáo không đúng sự thật, những lời nói suông không mang tính cam kết, dẫn đến việc mất tiền, mất thời gian mà trình độ tiếng Anh không được cải thiện.

Bị lừa khi đi thuê trọ

Tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên, khi đi thuê trọ, nếu không tìm hiểu rõ ràng, tân sinh viên sẽ vấp phải những trường hợp như: phòng trọ không đúng như chất lượng quảng cáo, bị chèn ép về tiền thuê và chi phí khác, nặng hơn là trả tiền thuê phòng nhưng không thuê được phòng bởi không gặp được chính chủ.

Một số đối tượng còn dẫn sinh viên đi vòng vèo các các nơi rồi dẫn đến một địa chỉ bất kỳ. Nếu người thuê không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí “đưa đi” hay tiền xe ôm dẫn đường. Nếu sinh viên phản ứng lại sẽ bị đe dọa, hành hung.

“Lời mật ngọt” từ môi giới việc làm

Với những lời quảng cáo đầy hấp dẫn như: việc nhẹ, lương cao, không yêu cầu kinh nghiệm khiến các bạn sinh viên bỏ tiền ra để đặt cọc cho các trung tâm môi giới việc làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn tìm được công việc làm thêm ưng ý. Nếu muốn kiếm thêm việc làm gia sư, hãy thông qua kênh hỗ trợ của Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên của các trường hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín của các tổ chức cơ quan đoàn thể.

Tăng cường “sức đề kháng” cho tân sinh viên

Khởi đầu chuỗi sinh hoạt công dân đầu khoá, các tân sinh viên được cập nhật những thông tin thiết thực về tình hình an ninh trật tự và các vấn đề về nổi cộm như: bán hàng đa cấp, lừa đảo vay tiền, sự lôi kéo của các thế lực thù địch, phát ngôn xuyên tạc trên mạng xã hội… nhằm giúp cho các sinh viên nâng cao nhận thức và các biện pháp phòng ngừa các hành vi lừa đảo.

Thực tế, các trường đại học, cao đẳng đều có những buổi sinh hoạt công dân, sổ tay, những lời nhắc chung nhưng việc có tránh khỏi hay không những chiêu thức lừa đảo ngày một tinh vi, đa dạng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và năng lực xử lý tình huống của những tân sinh viên mới rời ghế phổ thông.

Còn rất nhiều những chiêu trò lừa đảo mà sinh viên có thể sẽ gặp khi bước vào môi trường học trực tiếp giảng đường. Chính vì thế, các bạn tân sinh viên cần phải giữ một “cái đầu lạnh”, sự cảnh giác cao độ nhất tại những thành phố lớn. Các bạn sinh viên cần cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng trước khi tham gia việc gì để tránh bị lừa đảo.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.