Những tuyến đường, cây cầu Bách khoa ở Tháp Mười

SVVN - Mùa Hè xanh 2020 của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) diễn ra tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng không vị thế tinh thần và hình ảnh “Mùa Hè Xanh Bách khoa” bị thất bại, với rất nhiều những cây cầu, tuyến đường nông thôn được hoàn thành, thay đổi bộ mặt địa phương.  

ThS Võ Tấn Thông – Trưởng Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên – Phó Ban chỉ đạo chiến dịch Mùa Hè xanh, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Mùa Hè Xanh của trường ĐH Bách khoa năm nay diễn ra trễ hơn kế hoạch 1 tháng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Một tuần trước ngày ra quân, cả xã hội phải thực hiện giãn cách nên các bạn phải tạm hoãn. Dù khó khăn nhưng trong 2 tháng với sự nỗ lực của nhà trường và địa phương, các nội dung cam kết đã được triển khai thực hiện đúng theo tiến độ trong tình hình mới. Sinh viên trường không xuống địa bàn để thực hiện chiến dịch như trước đây. Thay vào đó, Ban chỉ huy chiến dịch đã phối hợp với địa phương để triển khai tất cả các nội dung của chiến dịch theo phương thức mới. Những việc cần làm thì địa phương huy động nhân lực làm trước. Chiến dịch được kéo giãn từ ngày 31/7 đến gần hết tháng 10/2020 tại 12 xã của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

 Những tuyến đường, cây cầu Bách khoa ở Tháp Mười ảnh 1

Thi công tuyến đường nông thôn tại xã Trường Xuân - huyện Tháp Mười. 

Là trường đại học có chuyên ngành Xây dựng, từ hơn 20 năm qua, việc xây dựng các tuyến đường dân sinh ở các vùng nông thôn trở thành “đặc sản”, làm nên thương hiệu “Mùa Hè Xanh Bách khoa”. Cô Trần Thị Tuyết – Bí thư Đoàn khoa Quản lý Công nghiệp phụ trách xã Trường Xuân tự hào: “Tại Đồng Tháp, dù không đưa sinh viên xuống thực hiện chiến dịch nhưng nhà trường và bà con địa phương đã chung tay bê tông hóa nhiều tuyến đường dân sinh. Ở nhiều xã, vào mùa mưa, việc đi lại vô cùng khó khăn, bà con ao ước có con đường bê tông để thuận lợi hơn trong sinh hoạt”.

Có thể kể đến các tuyến đường bờ Bắc kênh Hội Kỳ Nhì, xã Hưng Thạnh và tuyến đường bờ Nam kênh An Long - Đồng Tiến, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười. Đây là tuyến đường thứ 7 và thứ 8 được khánh thành và đưa vào sử dụng trong 12 tuyến đường do sinh viên Bách khoa thực hiện. Hai tuyến đường có chiều dài 1 km và 1,3 km, rộng 3 m. Tổng kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng.

 Những tuyến đường, cây cầu Bách khoa ở Tháp Mười ảnh 2

Trường ĐH Bách khoa và người dân địa phương khánh thành tuyến đường bờ Bắc kênh Hội Kỳ Nhì.

Để thắp sáng đường quê trên 2 tuyến đường này, nhà trường và sinh viên Bách khoa còn hỗ trợ và thi công lắp đặt gần 2.400 m dây điện và 80 bóng đèn đường. Người dân địa phương còn vui vẻ hiến đất vườn và đóng góp ngày công đắp taluy, trồng hoa hai bên đường. Ngoài công trình đường, trường ĐH Bách khoa còn phối hợp với địa phương 2 xã tặng quà cho các em thiếu nhi, thăm gia đình chính sách và thực hiện các công trình tình nguyện khác.

Các tuyến đường nông thôn tại các xã ở Tháp Mười do các Khoa phụ trách như tuyến đường xã Phú Điền do Khoa Cơ khí và Watertec Viet Nam cùng một số đơn vị khác thực hiện. Tuyến đường tại xã Láng Biển do Khoa Khoa học ứng dụng “chủ xị”...

 Trong suốt gần 3 tháng chiến dịch Mùa Hè Xanh, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã hoàn thành 12/12 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 14,730 km; tặng 13 bộ máy lọc nước cho 13 trường học tại huyện Tháp Mười; hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình thương; thắp sáng 12 tuyến đường sau khi hoàn thành (14,730 km); tặng 17 mái tôn cho 17 hộ gia đình... xây dựng 7 cây cầu với tổng kinh phí 18,5 tỷ đồng. Trong đó, số dầm, cột do sinh viên trường thi công trị giá hơn 6 tỷ đồng, phần còn lại do địa phương đối ứng, trao tặng trên 450 bóng đèn, 94 cuộn dây điện và 9.450 m dây điện đôi. Ngoài ra còn nhiều phần quà, học bổng do nhà trường, các khoa, trung tâm vận động được để thực hiện chiến dịch cũng đã được tặng cho bà con và học sinh của huyện Tháp Mười. Trường còn chuyển giao công nghệ lọc nước sạch cho người dân trong huyện.
 Những tuyến đường, cây cầu Bách khoa ở Tháp Mười ảnh 3

Khởi công tuyến đường giao thông tại xã Láng Biển. 

Ngoài ra, Ban chỉ huy chiến dịch còn xây 1 căn nhà nhân ái trị giá 45 triệu đồng; vận động 500 thùng mì, 3.000 lồng đèn trao tặng cho các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung Thu. Trong suốt những ngày thực hiện giãn cách vì COVID-19, Ban chỉ huy Chiến dịch đã vận động trên 10.000 chai nước rửa tay, 5.000 khẩu trang trao cho người dân và hướng dẫn cài đặt phần mềm Bluezone, khai báo y tế.

PGS. TS Trần Thiên Phúc – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) cho biết: “Mùa Hè Xanh của sinh viên trường ĐH Bách khoa suốt 20 năm qua đã trở thành một thương hiệu tại nhiều địa phương. Với các chuyên ngành của trường, sinh viên Bách khoa dễ dàng áp dụng các kiến thức vào thực tế để xây dựng các công trình dân sinh, công cộng cho các địa phương. Từ Trà Vinh, Bến Tre, An Giang đến Đồng Tháp... qua bao mùa chiến dịch, dấu ấn các công trình do sinh viên tình nguyện Bách khoa thực hiện đã thay đổi diện mạo của nhiều địa phương, nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hơn hơn, các bạn sinh viên Bách khoa qua mỗi mùa chiến dịch, là một lần trưởng thành cả về chuyên môn lẫn tinh thần phụng sự cộng đồng”.

Theo thầy Phúc, chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh năm 2021, nhà trường sẽ về huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp  để triển khai xây dựng các công trình giao thông và các hoạt động an sinh xã hội nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, khẳng định hình ảnh và thương hiệu “Mùa Hè Xanh Bách khoa”.  

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.