Nói thế nào về khuyết điểm của bản thân khi phỏng vấn?

0:00 / 0:00
0:00
Đối với những ứng viên khi bước chân vào phòng phỏng vấn, hầu hết họ đều đã chuẩn bị sẵn sàng để trả lời những câu hỏi về năng lực, kinh nghiệm và điểm mạnh của mình. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn bất ngờ bị hỏi về những khuyết điểm của bản thân?

Nói về khuyết điểm của bản thân là một trong những thử thách “tưởng dễ mà khó” trong quá trình phỏng vấn tìm việc làm ở TPHCM hôm nay và bất cứ nơi nào khác. Làm thế nào để nói về khuyết điểm mà không khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn nhưng vẫn có thể trả lời câu hỏi một cách chân thực?

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài gợi ý giúp bạn trình bày về khuyết điểm của bản thân vừa đủ, đúng trọng tâm câu hỏi mà không gây tác dụng ngược.

Chỉ nên đưa ra tối đa 2 khuyết điểm

Có lẽ chúng ta đều hiểu rằng câu hỏi về khuyết điểm thực chất chỉ là một câu hỏi phụ, mang yếu tố tâm lý và tìm hiểu tính cách là chủ yếu. Chính vì vậy, lời khuyên ở đây là bạn hãy trả lời thật ngắn gọn, tập trung vào một tới hai điểm nổi bật mà thôi.

Nói thế nào về khuyết điểm của bản thân khi phỏng vấn? ảnh 1

Nhà tuyển dụng không thực sự quan tâm tới việc bạn có “bao nhiêu” khuyết điểm, họ chỉ muốn biết khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì để có thể có một cái nhìn toàn diện. Bạn hãy đưa ra những điểm yếu dễ nhận ra và đặc trưng nhất của mình và đừng quá lan man nhé, chỉ cần trình bày thật ngắn gọn và dứt khoát là được.

Thay vì nói tới khuyết điểm, hãy nói tới những điểm có thể cải thiện

Sẽ tích cực hơn rất nhiều nếu như bạn nhắc tới khuyết điểm của mình với một thái độ cầu thị và thể hiện rằng mình đang cố gắng cải thiện nó mỗi ngày. Không có điểm yếu nào là không thể cải thiện được và khuyết điểm của bản thân bạn cũng vậy.

Bạn có thể bắt đầu nói về khuyết điểm của mình với mẫu câu ví dụ sau: “Tôi đang cố gắng cải thiện tình trạng để cảm xúc ảnh hưởng tới các quyết định và hiệu suất trong công việc. Tôi đã tham gia thực hành thiền vào mỗi buổi sáng, tập ghi chép lại các cảm xúc của mình và điều đó khiến tôi kiểm soát cảm xúc tốt hơn rất nhiều”.

Đừng cố sử dụng khuyết điểm để tạo ấn tượng

Có thể bạn đã nghe tới những lời khuyên về việc sử dụng khuyết điểm như một cách thể hiện về bản thân, ví dụ như “Tôi là một người nghiện việc và không thể sống thiếu công việc”; “Tôi là người cầu toàn và điều này khiến đồng nghiệp khó chịu”...

Đây thực sự là những lời khuyên đã lỗi thời và hoàn toàn không phải là cách đúng đắn để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm thực sự của bản thân bạn và chia sẻ với nhà tuyển dụng những điều khiến bạn cảm thấy khó khăn khi cải thiện. Rất có thể, bạn sẽ nhận về những lời khuyên hữu ích để cải thiện.

Nói thế nào về khuyết điểm của bản thân khi phỏng vấn? ảnh 2

Hãy cho thấy rằng bạn là người hiểu rõ bản thân

Rất nhiều khi, nhà tuyển dụng đã sớm nhận ra khuyết điểm của bạn qua quá trình phỏng vấn và câu hỏi này thực chất chỉ là một phép thử xem bạn có hiểu rõ bản thân hay không mà thôi. Bạn có thực sự hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình? Hầu hết nhà tuyển dụng đều có ấn tượng tốt về những ứng viên có sự nhìn nhận khách quan, thấu đáo về bản thân. Nếu thể hiện được điều này qua việc nhắc tới điểm yếu của mình, có thể bạn sẽ ngấm ngầm ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai là chưa từng phải đối diện với khuyết điểm của chính mình. Bởi vì không có cá nhân nào là thực sự toàn vẹn, “mười phân vẹn mười” nên việc bị hỏi về những điểm yếu của bản thân là việc rất bình thường. Điều quan trọng là bạn sẵn sàng nhìn nhận và cải thiện những khuyết điểm của bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn. Thái độ tích cực, biết người biết ta, cầu thị và sẵn sàng thay đổi sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt trong quá trình phỏng vấn, ngay cả khi phải nhắc tới những điểm yếu của mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.