Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Là một thủ khoa, Nguyễn Hoàng Bảo Trân (học sinh lớp 12 Song Ngữ, Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng) không ngần ngại chia sẻ bí quyết học tập cũng như ước mơ cống hiến cho nền giáo dục.

Nền tảng học vấn vững chắc

Không chỉ đạt giải nhất và trở thành thủ khoa môn tiếng Pháp trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, với nền tảng học tập tốt, Nguyễn Hoàng Bảo Trân đã “bỏ túi” cho mình vô số giải thưởng học thuật đáng nể. Suốt ba năm cấp ba, Bảo Trân đạt con số GPA hết sức ấn tượng năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 lần lượt là 9.3, 9.4 và 9.7.

Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ' ảnh 1
Thủ khoa môn tiếng Pháp kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có cho mình thành tích học tập choáng ngợp.

Ngoài ra Trân cũng gặt hái cho mình những cột mốc nổi bật khi đạt giải Tư cuộc thi Vietnam Youth Start-up Challenge 2023; top 10 cuộc thi kinh tế Vietnam Youth Social Business Challenge 2022; giải Ba cuộc thi về bảo vệ môi trường L’avenir en vert 2022;...

Những ngã rẽ định mệnh

Ngã rẽ đầu tiên đến chính là con đường đưa nữ sinh đến với tiếng Pháp. Ban đầu, gia đình định hướng cho Trân theo ngoại ngữ khác là tiếng Anh từ bé vì bố mẹ mong muốn em sẽ thi vào lớp chuyên Anh. Nhưng mọi chuyện đã rẽ sang hướng khác khi một người họ hàng của em giới thiệu với gia đình Trân rằng tại một trường tiểu học trọng điểm có mở lớp tiếng Pháp. “Gia đình mình nghe vậy cũng muốn cho con mình thử và không ngờ đó là khởi đầu cho mình sau này”, Bảo Trân nhớ lại.

Có lẽ bước ngoặt lớn nhất của nữ sinh cho tới thời hiện tại là khi Bảo Trân không trúng tuyển vào ngôi trường cấp ba yêu thích. Tại thời điểm đó, Trân luôn gặp những mặc cảm và hoài nghi chính bản thân mình. Từng mất đi động lực, không dám gặp bạn bè nhưng rồi nhờ sự động viên từ gia đình cũng như nỗ lực từ chính bản thân đã giúp Trân đứng dậy mạnh mẽ hơn. “Cú ngã” đó tựa như bàn đạp và sự thúc đẩy cho bản thân nữ sinh luôn cố gắng hết 200% công sức, trưởng thành hơn và cố gắng xây dựng một phiên bản tốt nhất của mình.

Tình yêu cháy bỏng với tiếng Pháp

Nói về ngoại ngữ đã gắn bó với mình từ lâu, Bảo Trân hài hước rằng “tiếng Pháp đối với mình như tình đầu cua mãi mới đổ được”.

Kể từ khi xác định được hướng đi của mình, Bảo Trân đã nỗ lực giành được nhiều thành tích ấn tượng với ngôn ngữ tiếng Pháp. Năm 2022, cô đạt vị trí thủ khoa - Huy chương Vàng kỳ thi học sinh giỏi Duyên hải Bắc bộ môn tiếng Pháp năm 2022. Một năm sau, Trân tiếp tục tham gia con đường “chinh chiến” và đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp trường lẫn cấp thành phố môn tiếng Pháp, cũng như “ẵm trọn” giải Nhất kỳ thi Olympic Ngoại ngữ toàn quốc môn tiếng Pháp năm 2023 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Năm nay, nữ sinh tiếp tục “ghi tên lên bảng vàng” khi vừa là đồng thủ khoa - Huy chương Vàng môn tiếng Pháp tại kỳ thi Ngôn ngữ trực tuyến quốc tế Hi - Lingua 2024 và ở cả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp năm 2024.

Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ' ảnh 2
Bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Hoàng Bảo Trân, nhiều người thấy được hình ảnh của một cô gái luôn bền bỉ song hành với ngôn ngữ tiếng Pháp.

Bảo Trân cho rằng chìa khóa để đi lâu dài là phải luôn cảm thấy bản thân và ngôn ngữ được coi là lãng mạn nhất thế giới này “luôn mới mẻ” với nhau. Ngoài việc phải có nền tảng vững về ngữ pháp cũng như phát âm, việc khám phá và chủ động tìm hiểu văn hóa nước Pháp là điều tất yếu để có sự kết nối sâu sắc hơn. Bảo Trân cho rằng khi xem một bộ phim Pháp, cô có thể học hỏi rất nhiều từ phong cách, những câu chuyện văn hóa truyền thống, và đặc biệt là cách nói chuyện. “Cảm giác khi mình phát âm hay nói ra được giống như người Pháp tuyệt lắm ạ” - Bảo Trân hào hứng nói.

Kỷ luật với bản thân là biết trân trọng chính mình

Khi được hỏi về bí quyết làm thế nào để học tập hiệu quả, Bảo Trân chia sẻ rằng trước hết luôn phải có một sức khỏe tốt, “Mình nghĩ không có sức khỏe thì sẽ rất khó có sức để theo đuổi những mục tiêu dài hạn”. Trân đặt ra quy định nghiêm ngặt cho bản thân luôn phải ngủ sớm. “Mình nghĩ rằng học vào buổi sáng sẽ tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp mình luôn minh mẫn để tiếp thu kiến thức”.

Bên cạnh đó, nữ sinh còn chia sẻ bản thân có một thói quen “khá kì lạ” khi trước giờ ngủ, Trân sẽ ngồi và soạn một list những công việc cần làm ngày mai và “tự nhắn tin” cho mình. Trân thoải mái nói “tại vì mình hay có thói quen kiểm tra tin nhắn vào buổi sáng, nên việc “tự nhắn tin” cho mình sẽ tạo cho mình động lực sẵn sàng một ngày mới”.

Về vấn đề phương pháp học, Trân cho rằng “mỗi người sẽ có phương pháp tiếp cận kiến thức khác nhau, miễn là phù hợp”. Trên tất cả, mình cho rằng thông qua việc tự mày mò, điều quan trọng nhất rút ra là phải biết cá nhân hóa phương pháp học tập.

Thành tích ngoại khóa đáng mơ ước

Bên cạnh học tập, Bảo Trân cũng “đầu tư” nhiều ở mảng hoạt động ngoại khóa. Cô từng giữ chức chủ nhiệm CLB Ban Phát Thanh Học Đường Trường THPT Chuyên Trần Phú; founder CLB CAN - Clubs for TPC Wannabes; trưởng BTC, founder của dự án thiện nguyện Hoa Hướng Dương; top 50 Teen Leaders thuộc chuỗi chương trình của Telea Networking;...

Ngoài ra, Trân cũng từng sáng tác 2 bài hát bằng tiếng Pháp có chứng nhận của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ' ảnh 3
Là người năng nổ trong hoạt động ngoại khóa, Bảo Trân luôn đặt ra cho bản thân những yêu cầu nghiêm ngặt, đặc biệt khi đứng trên vị trí là một người lãnh đạo.

Về mảng hoạt động ngoại khóa, để một dự án thành công, nữ sinh cho rằng trách nhiệm của người “đầu tàu” quan trọng hơn hết. Người lãnh đạo cần có sự cam kết lâu dài đồng hành cùng dự án; phải có sự hiểu biết về các ban ngành mình quản lý: “Mình luôn muốn thành một người đa di năng để hỗ trợ tốt những người cộng sự”. Hơn cả, Trân nghĩ rằng làm người đứng đầu cần phải có tinh thần thép cũng như tầm nhìn xa. “Ví dụ như khi một dự án thiện nguyện gây quỹ mới được thành lập chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn từ việc xin nhà tài trợ, chính vì vậy nếu không có tinh thần vững và trở nên chùn bước, mình không thể củng cố các thành viên và như tạo được sự tin tưởng với mọi người” - nữ sinh cho hay.

Giấc mơ cống hiến cho ngành giáo dục

Khi được hỏi rằng ước mơ hồi bé và ước mơ hiện tại có khác nhau quá không, Trân thành thật chia sẻ rằng mình từng muốn trở thành đầu bếp; sau khi nhận ra được lợi thế ngoại ngữ của mình thì Trân ấp ủ dự định trở thành phiên dịch viên hoặc trợ lý tại Bộ Ngoại giao. Nhưng rồi càng trưởng thành, được trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau, Trân nhận ra điều em muốn làm nhất đó chính là cống hiến cho nền giáo dục.

Với nền tảng học vấn tốt và bề dày thành tích đáng nể, không quá khó cho Trân để được nhiều lời đề nghị và chấp nhận từ các trường học “hàng top” trong và ngoài nước. Dù từng nghĩ đến việc du học Pháp, song nữ sinh nhận ra rằng “chưa sẵn sàng với môi trường bên đó và mình thích ở lại Việt Nam. Thực ra, dù đi đâu chăng nữa, mình vẫn muốn học và làm việc cho ngành giáo dục. Mình muốn hướng về cái cốt lõi”.

Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ' ảnh 4
Mặc dù có lợi thế về học vấn, ngoại ngữ cũng như là mạnh về hoạt động ngoại khóa, Bảo Trân vẫn lựa chọn cho mình con đường với sứ mệnh đặc biệt.

Con sâu phá kén và đóa hoa hướng dương bung cánh

Dùng ba từ bằng tiếng Pháp và tiếng Anh để miêu tả bản thân, Trân đã chọn “enthousiaste” (nghĩa tiếng Pháp: nhiệt huyết), “inspirante” (nghĩa tiếng Pháp: truyền cảm hứng) và “breakthrough” (nghĩa tiếng Anh: đột phá). Trân cho rằng bản thân luôn thực hiện mọi mục tiêu đề ra với sự cháy bỏng nhất và bền bỉ nhất. Chính nhờ năng lượng lớn tỏa ra từ sự “nhiệt huyết” đặt trong mỗi dự án, mọi người xung quanh Trân luôn cảm thấy như được “truyền cảm hứng”. Lý giải thêm về nguyên do chọn từ này, Trân ngại ngùng nói rằng “bản thân có hình mẫu cho mình, đó chính là chị MC Khánh Vy cũng như chị Mei Chan”.

Trân cũng ví bản thân mình với hai hình ảnh “một đóa hoa hướng dương” và “con sâu bướm trong cái kén”. “Đó chính là lý do nữ sinh chọn từ đột phá khi nói về mình. Mình cảm thấy trân trọng và ghi nhận những gì mình đã nỗ lực để đạt được. Mình muốn trở thành một đóa hướng dương luôn hướng về mặt trời, tự tin bung cánh rực rỡ”.

Nữ sinh thủ khoa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: 'Em muốn làm một đóa hướng dương rực rỡ' ảnh 5
Bảo Trân mong muốn mình có thể tự tin đứng trên những sân khấu diễn thuyết như TED Talks để truyền cảm hứng cho nhiều người.

Là một người trẻ nổi bật, chia sẻ quan điểm về việc “như nào mới là sống trọn vẹn”, Bảo Trân bày tỏ đó là sống phải có mục tiêu cho bản thân, có sự cầu thị, tinh thần học hỏi để bền bỉ theo đuổi ước mơ, cũng như cần sự mở lòng để đón nhận những lời góp ý và nhận xét để tốt lên hơn mỗi ngày.

Khép lại chương mười tám

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2024 kết thúc cũng là khi Bảo Trân đặt một dấu chấm kết thúc mười hai năm đèn sách của mình. Vừa mới trải qua cuộc thi cam go và quan trọng của cuộc đời học sinh, Bảo Trân bồi hồi và có chút lưu luyến với cấp ba, bởi đó là quãng thời gian được sống hết mình một thanh xuân cháy bỏng với những tâm nguyện tuổi mười tám được hoàn thành. Tuy vậy, Trân cũng cảm thấy mình đã sẵn sàng cho tương lai, bước vào một trang mới của cuộc đời sinh viên.

Dành một lời gửi cho bản thân mười năm sau, Trân mở lòng: “Mình hy vọng rằng cậu của mười năm sau vẫn sẽ biết trân trọng bản thân, hãy luôn luôn bền bỉ với những mục tiêu, sứ mệnh được đặt ra, dù chuyện gì đi nữa hãy vẫn đi tới cuối cùng với nó. Cậu cũng đừng quên rằng luôn phải giữ gìn sức khỏe tốt và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa!”.

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.