Ôn thi theo phương pháp học ‘Kay Chung’ trên TikTok: Chỉ nên dừng lại ở trải nghiệm

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ôn thi sát ngày, dồn lượng kiến thức nhiều để dung nạp trong thời gian ngắn, liên tục, là phương pháp học không được các chuyên gia khuyến cáo. Về lâu dài, cách học này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng tiếp thu của người trẻ.

“Nước đến chân mới nhảy”

Bạn trẻ có lẽ không còn xa lạ với kiểu học được ví von như “nước đến chân mới nhảy”. Hiểu nôm na, đây là cách học tập, làm việc với tần suất cao, thời gian liên tục, cố gắng nạp lượng lớn kiến thức trước hạn một cách gấp rút.

Gần đây, phương pháp này đặc biệt trở thành trào lưu và được các bạn trẻ "hưởng ứng" nhiệt tình. Các bạn đặt tên cho cách học này là “Phương pháp học Kay Chung”, lấy cảm hứng từ chính cô nàng TikToker sở hữu clip ôn 780 slide chỉ trong một đêm trước ngày thi. Bên cạnh đó, các clip về chủ đề học tập của cô nàng thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác lớn.

Ôn thi theo phương pháp học ‘Kay Chung’ trên TikTok: Chỉ nên dừng lại ở trải nghiệm ảnh 1

Nữ TikToker “nổi lên” với những video chia sẻ chủ đề học hành. (Ảnh: Chụp màn hình)

Thường xuyên học theo phương pháp này, Lê Thị Hồng Hạnh (sinh viên Y Đa khoa) cho biết: “Do lịch học và lịch thi của mình khá dày, nên mình khó mà có thể học hết tất cả các bài học trước buổi thi một khoảng thời gian hợp lý và nếu có học qua rồi cũng cần ôn tập lại hết thì mới đủ kiến thức. Thi nhiều quá nên việc thức đêm học bài với mình hoặc bạn bè mình là điều thường xuyên”.

Sau khi xem phương pháp học Kay Chung, Phạm Minh Châu (học sinh THPT) muốn thử nghiệm phương pháp này để ôn luyện cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024. Châu chia sẻ về trải nghiệm của mình: “Thật lòng, mình thử phương pháp này đúng một lần và chỉ dành 3 tiếng để ngủ. Khi tỉnh dậy thì mình thấy mệt trong người và đau lưng. Mình còn thấy rất buồn ngủ, việc này dẫn đến việc mất tập trung khi học tập ở trường”.

Ôn thi theo phương pháp học ‘Kay Chung’ trên TikTok: Chỉ nên dừng lại ở trải nghiệm ảnh 2

Những clip học theo Kay Chung thu hút từ hàng chục đến hơn triệu lượt xem. (Ảnh: Chụp màn hình)

Trào lưu học theo Kay Chung thu hút sự quan tâm đặc biệt của người trẻ và cũng nhận về những phản ứng trái chiều. Dưới góc độ người xem, Nguyễn Thị Hiền (ngành Marketing) bày tỏ: “Phương pháp này chỉ phù hợp khi trong quá trình học, chúng ta đã có sự tích luỹ kiến thức, học đến đâu chắc đến đó thì việc ôn tập theo Kay Chung như một hình thức rà soát, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học, thay vì "nhồi nhét" thông tin một cách thụ động vào phút chót”.

Không khuyến khích học theo

Cũng “đu trend” trên TikTok song Đặng Bích Trâm (ngành Truyền thông Đa phương tiện) ý thức rõ giới hạn của phương pháp học “xuyên đêm” này. “Kay Chung nổi lên như một hiện tượng về việc học tập và làm việc, từ đó tạo ra làn sóng “đu theo” trào lưu... Và đương nhiên, "đu trend" thì chỉ nên thử 1 - 2 lần hay thử trong một thời gian ngắn để "trải nghiệm" là đủ”, nữ sinh bày tỏ.

Ôn thi theo phương pháp học ‘Kay Chung’ trên TikTok: Chỉ nên dừng lại ở trải nghiệm ảnh 3

Ý kiến của các bạn trẻ về phương pháp học theo Kay Chung. (Ảnh: Chụp màn hình)

Giảng viên Trần Việt An (trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết, phương pháp học đạt hiệu quả cao phụ thuộc nhiều yếu tố: Loại hình học, trạng thái tinh thần, nhịp sinh hoạt cá nhân, môi trường học tập... “Hệ tư tưởng Kay Chung” mà thế hệ học sinh, sinh viên đang hưởng ứng gần đây ẩn chứa nguy cơ “dục tốc bất đạt”.

Đặc biệt, học sinh đang chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp THPT lại càng cần tỉnh táo, chọn lọc phương pháp khoa học và bền vững. Thầy An nhấn mạnh: “Không chỉ dưới góc nhìn của giảng viên, mà đối với gia đình hay xã hội nói chung thì việc “đua theo” xu hướng hay thực hiện phương pháp này là không nên”.

Lý giải về điều này, thầy An cho biết thêm: “Thông thường, khối lượng kiến thức cho một kỳ thi là không hề ít và việc chỉ dành một buổi, lại còn là nửa đêm, trái với nhịp sinh học của con người, tất nhiên sẽ không hiệu quả. Đồng thời, khả năng ghi nhớ và hiểu kiến thức trong một thời gian ngắn như vậy cũng là một vấn đề lớn”.

Ôn thi theo phương pháp học ‘Kay Chung’ trên TikTok: Chỉ nên dừng lại ở trải nghiệm ảnh 4

Thầy Trần Việt An (áo trắng) không khuyến khích người trẻ học theo phương pháp này. (Ảnh: NVCC)

Học cấp tốc, theo thầy An, không phải là phương pháp tốt. Về bản chất, việc này chỉ giúp người học ghi nhớ tạm thời, không có sự thẩm thấu kiến thức. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”, “thi xong quên sạch”.

MỚI - NÓNG
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
SVVN - Với mong muốn tìm được nhà trọ vừa rẻ nhưng vẫn riêng tư, nhiều nhà trọ “hộp diêm” trở thành lựa chọn “lý tưởng” của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhà trọ hộp diêm lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản người ở. Theo Thạc sĩ (Th.S)/ Kỹ sư xây dựng Lê Hữu Cương, chính sự chủ quan và chạy theo lợi nhuận của chủ trọ trong thiết kế và xây dựng đã góp phần làm gia tăng rủi ro về an toàn.
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
SVVN - Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào áp lực phải luôn hoàn hảo từ ngoại hình lẫn thành công để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, sự ám ảnh với hình ảnh hoàn hảo không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. 
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
SVVN - Sinh ra tại thôn Nậm Giang 2, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai), Phùng Thị Thúy – cô sinh viên năm 3 ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – đã và đang từng bước chinh phục con đường ước mơ với ý chí và nghị lực phi thường.

Có thể bạn quan tâm

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.
Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

SVVN - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP. HCM vừa diễn ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD - ĐT) cho biết, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 có nhiều điểm mới. Thí sinh cần nắm vững quy trình xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào ngành mong muốn.