Phải thúc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tại Hội nghị thường niên về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực lần thứ 2, năm 2022, diễn ra tại TP. HCM vào sáng ngày 24/12, PGS. TS Vũ Hải Quân – Giám đốc ĐHQG TP. HCM nhấn mạnh việc cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hội nghị do Bộ KH&CN phối hợp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. HCM phối hợp tổ chức. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe 7 báo cáo, tham luận.

Theo PGS. TS Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ KH&CN, hội nghị nhằm bàn về vai trò, đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN & ĐMST) với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương để từ đó có những giải pháp, khuyến nghị hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, pháp luật về KHCN & ĐMST trong những năm tới.

PGS. TS Phan Thanh Bình - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐHQG TP. HCM, cho rằng, Hội nghị có sự hợp tác của 5 đơn vị lớn, đặt ra các vấn đề về nguồn nhân lực, chính sách, chương trình trọng điểm của quốc gia về KH&CN là rất hay. Để phát huy hiệu quả sự hợp tác này, theo PGS. TS Phan Thanh Bình các tổ công tác của 5 đơn vị cần làm việc trước xem những vấn đề cần giải quyết, sau đó là phiên làm việc của các thủ trưởng để bàn bạc, thống nhất rồi đưa ra thông báo kết luận và triển khai theo cơ chế đặc thù, thí điểm.

Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS Vũ Hải Quân cho biết, năm 2022, ĐHQG TP. HCM đã nỗ lực công bố quốc tế hơn 1.900 bài báo. Nhiều nhà khoa học ĐHQG TP. HCM có hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nổi bật, đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, đồng thời ĐHQG TP. HCM cũng thực hiện nhiều dự án quốc tế. “Nếu so với sứ mạng của mình và khát vọng vào tốp đầu châu Á và thế giới, nếu so với ĐHQG Singapore, khoảng cách này còn quá xa”, PGS. TS Vũ Hải Quân nêu thực trạng.

Phải thúc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ảnh 1

PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

PGS. TS Vũ Hải Quân cho rằng, trong nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có một số thách thức đang đặt ra. Thứ nhất là ngân sách chi đầu tư cho con người mà cụ thể là cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học ngày càng hạn chế. Một phần là do thực hiện chính sách cắt chi thường xuyên đối với các đơn vị thực hiện tự chủ đại học. Thứ hai là việc đầu tư chưa thực sự có trọng tâm trọng điểm, cần xây dựng các công trình nghiên cứu trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển của vùng và đất nước. Thứ ba là hiện các nhà khoa học ĐHQG TP. HCM ngoài việc viết bài báo, viết sách, nghiên cứu khoa học còn phải làm thanh quyết toán.

Phải thúc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ảnh 2

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

“Không nên biến nhà khoa học thành kế toán viên. Sản phẩm, kết quả nghiên cứu của nhà khoa học nên để các nhà khoa học giám sát lẫn nhau. Khi các nhà khoa học làm đề tài nghiên cứu cần công bố và công khai trên mạng để các nhà khoa học khác giám sát. Ví dụ như một khoản kinh phí bao nhiêu có thể làm ra được sản phẩm nghiên cứu đó. Còn các quy định về giải ngân, quyết toán, tài chính hiện liên quan tới luật thì từng bước đơn giản hóa thủ tục và giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các nhà khoa học, chủ nhiệm đề tài”, PGS. TS Vũ Hải Quân nói.

Ngoài ra, hai thách thức khác cũng được Giám đốc ĐHQG TP. HCM đề cập là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ chưa đáp ứng được sự phát triển và chưa phát huy được hết vai trò của hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.