Phần mềm hỗ trợ nông dân của ba sinh viên ĐH Đà Nẵng

0:00 / 0:00
0:00
Phần mềm hỗ trợ nông dân của ba sinh viên ĐH Đà Nẵng
SVVN - Tại Cuộc thi phát triển ý tưởng công nghệ (UAVS Hackatrix-2021) dành cho sinh viên và giới trẻ, giải Quán quân thuộc về nhóm AnCV với dự án ứng dụng phần mềm WREF hỗ trợ nông dân trồng trọt, thích ứng với thời tiết và biến đổi khí hậu.

Cuộc thi này quy tụ 69 đội, với hơn 300 sinh viên các trường ĐH thuộc các bang: New South Wales, Victoria và South Australia của Úc cũng như các trường ĐH Việt Nam.

Nhóm AnCV gồm sinh viên đến từ ĐH Đà Nẵng gồm hai sinh viên trường ĐH Bách khoa là Nguyễn Đình Huy và nhóm trưởng Nguyễn Lê Anh Minh cùng Nguyễn Minh Thắng (trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn).

Nhóm trưởng Anh Minh cho biết, nhóm đã dành thời gian gần 2 năm từ khi hình thành ý tưởng, đề xuất giải pháp và nghiên cứu, phát triển công nghệ này: “Năm 2019, cả nhóm đã có dịp phỏng vấn 27 người nông dân, 30 tiểu thương nông sản và 4 tiệm thuốc trừ sâu ở vùng Túy Loan (Hòa Vang – Đà Nẵng) và nhận thấy họ gặp rất nhiều vấn đề. Với nông dân, vào mùa dịch thường mất đi cơ hội canh tác thường xuyên, giảm sức khỏe và nhiều vấn đề khác, thiên tai và thời tiết cực đoan. Với người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vấn đề là sản phẩm giả và kém chất lượng, nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, tiểu thương kinh doanh nông sản cũng không thể thu mua trong mùa dịch, sản phẩm kém chất lượng”.

Phần mềm hỗ trợ nông dân của ba sinh viên ĐH Đà Nẵng ảnh 1

Ba thành viên nhóm AnCV giành giải Quán quân UAVS-Hackatrix-2021.

Từ mối bận tâm đó, nhóm AnCV phát triển một ứng dụng hỗ trợ nông nghiệp có tên là WREF, áp dụng các công nghệ cao như AI, viễn thám và OpenWeather API, vốn đã được sử dụng trong ứng dụng nhằm cải thiện năng suất và dự báo sớm các thiên tai cho người nông dân

Trong giải pháp này, phần mềm của nhóm còn kết nối các nhà bán lẻ, tiểu thương, doanh nghiệp, tạo thành hệ sinh thái giúp nông dân có sản phẩm đầu vào, đầu ra. Mục tiêu mang lại giá trị vật chất, cải thiện 50% nông dân Việt Nam có quy mô nhỏ trong giai đoạn 2015 - 2030.

Giải pháp nhóm đưa ra là xây dựng một hệ sinh thái có tên AnCv trong đó tất cả các bên liên quan đều có lợi với 3 ứng dụng dành cho nông dân, nhà bán lẻ và trang web để mô hình hóa kinh doanh của ứng dụng, dữ liệu và quảng cáo.

Phần mềm hỗ trợ nông dân của ba sinh viên ĐH Đà Nẵng ảnh 2

Mô tả chức dự đoán năng suất cây trồng của phần mềm.

Ứng dụng giành cho nông dân sẽ có 3 phần chính: dự báo thời tiết, dự đoán lũ, năng suất cây trồng, sử dụng hình ảnh để chẩn đoán bệnh thực vật. Đặc biệt là chức năng truy xuất nguồn gốc thuốc BVTV dựa trên QR code.

Công nghệ mà nhóm sử dụng cho phần mềm là trí tuệ nhân tạo (AI), viễn thám (GIS), dữ liệu khoa học trong lĩnh vực thời tiết, thuỷ văn và bộ công cụ nông học (Harvest Helper). Dựa vào công nghệ OpenWeather, phần mềm có thể dự báo mưa, nhiệt độ, độ ẩm và các loại thời tiết khác.

Phần mềm có khả năng dự báo lũ nhờ sử dụng AI, dựa trên các tập dữ liệu liên quan đến lũ như lưu lượng nước, tổng lượng mưa trong ngày của khu vực. Các kết quả trả về sẽ hiển thị thành thang đo. Theo nhóm, đây là một ưu điểm vì việc sử dụng AI để dự đoán giúp nông dân có thể biết được mức độ của lũ ngay tại nơi sinh sống, khác với các mô hình dự đoán lũ hiện nay phải dựa vào các bộ công cụ thủy lực, thủy văn với nhược điểm là phải dự đoán hết tất cả dữ liệu mới trả về kết quả. Người nông dân rất khó tiếp cận nếu không chú ý theo dõi thường xuyên.

Phần mềm cũng có chức năng dự đoán năng suất cây trồng qua sử dụng trí tuệ nhân tạo. Khi thực nghiệm dự đoán về năng suất lúa, đậu, ngô tại tỉnh Quảng Nam giúp dự đoán chính xác trên 90%.

Sau khi thu hoạch, người nông dân chỉ cần nhập thông tin về nông sản cần bán, phần mềm có thể giúp kết nối với ứng dụng dành cho các nhà bán lẻ. Nhưng thông tin về năng suất mỗi vụ sẽ được lưu trữ để thống kê thành biểu đồ, giúp nông dân có thể hình dung về các giai đoạn năng suất.

Phần mềm hỗ trợ nông dân của ba sinh viên ĐH Đà Nẵng ảnh 3

Chức năng truy xuất nguồn gốc thuốc BVTV sẽ giúp nông dân tránh mua phải hàng giả, phòng bệnh đúng cách.

Ngoài ra, WREF cũng có thể chẩn đoán bệnh thực vật thông qua hình ảnh dựa trên các dữ liệu nhiều nguồn: địa phương, dữ liệu Tensorflow dành cho vùng Việt Nam, khoa Nông học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và ứng dụng thuốc BVTV của Bộ NN&PTNT có thể giúp phát hiện bệnh và đề xuất sử dụng thuốc phù hợp qua kết hợp với ứng dụng dành cho nhà bán lẻ thuốc.

Nhóm tìm hiểu và phát hiện ra nhiều vấn đề trong quy trình cung ứng sản phẩm thuốc BVTV. Nông dân không thể mua trực tiếp từ nhà sản xuất mà qua trung gian là các đại lý. Việc truy xuất không hề khó nếu sản phẩm có in mã. Tuy nhiên, lượng sản phẩm có gắn mã QR code trên thị trường không nhiều, người nông dân phải hỏi trực tiếp mà người bán đôi khi cũng không nắm rõ. Vì vậy WREF xây dựng chức năng truy xuất nguồn gốc thuốc BVTV thông qua QR Code, thông qua đây, nhà bán lẻ được liên kết có thể kiểm soát nguồn cung ứng, khách hàng, quảng bá sản phẩm.

MỚI - NÓNG
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
SVVN - Rét đậm đầu mùa khiến sinh hoạt của sinh viên tại các ký túc xá ở Hà Nội gặp không ít khó khăn. Từ việc giữ ấm trong phòng, tắm giặt, đến chuyện ăn uống tại căng tin đều trở thành thử thách lớn khi nhiệt độ giảm sâu. Dù đã cố gắng thích nghi, cái lạnh vẫn làm đảo lộn nhịp sống thường ngày của nhiều bạn trẻ.
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
SVVN - Lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, đã mang đến một không gian văn hóa và thể thao đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét về tinh thần đoàn kết quốc tế. Sự kiện lần đầu tiên do Bộ Công an Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 – 9/12.

Có thể bạn quan tâm

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.
Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.