Phần mềm phát triển du lịch Huế

Phần mềm phát triển du lịch Huế
SVVN - Ra đời nhằm phục vụ người tham gia Festival Huế 2016 nhưng đến nay, ứng dụng Hueinfo của nhóm IT – Sức trẻ Cố đô (IT-STCĐ) vẫn không ngừng cải thiện để cung cấp thông tin du lịch tại TP. Huế cho du khách.

Bắt nguồn từ tình yêu Cố đô

Nhóm thực hiện dự án “Hueinfo” gồm 23 thành viên, đại diện là Hồ Xuân Cường (trưởng nhóm, kiêm trưởng bộ phận Phần mềm); Trần Nguyễn Nhật Nam (phó nhóm, kiêm Trưởng bộ phận Điều phối và Thiết kế); Phan Thị Mộng Diệp (trưởng bộ phận Biên tập nội dung) và Nguyễn Hoàng Minh Tâm (trưởng bộ phận Truyền thông).

Theo Hồ Xuân Cường, ý tưởng bắt đầu từ cuối năm 2015, khi cậu thấy điện thoại thông minh được sử dụng ngày càng phổ biến. Đồng thời, xu hướng du lịch và nhu cầu tra cứu thông tin du lịch tăng cao. Cường ấp ủ ý tưởng xây dựng một ứng dụng di động để hỗ trợ khách du lịch trong hành trình khám phá quê hương mình – Cố đô Huế.

Thời điểm bắt tay thực hiện ứng dụng Hueinfo, nhóm chỉ có 2 thành viên đảm nhận việc phân tích nhu cầu của khách du lịch, lựa chọn công nghệ áp dụng và thiết kế giao diện. Sau đó, nhóm tiếp tục tìm kiếm thêm sinh viên các trường đại học tại TP. HCM và TP. Huế để xây dựng Hueinfo phát triển nhanh hơn, đồng thời, tạo điều kiện để các bạn có thể trau dồi kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế thông qua việc chạy dự án. Sau khoảng 4 tháng thực hiện, nhóm đã hoàn thiện xong phiên bản 1.0 (hỗ trợ tiếng Việt - tiếng Anh) hoạt động trên cả 3 hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone để kịp phục vụ cho Festival Huế 2016. Phiên bản 2 ra mắt vào tháng 9/2017, có nhiều sự cải tiến, như chức năng đề xuất các điểm địa, sự kiện nổi bật một cách thông minh, khi người dùng mở ứng dụng.“Để duy trì và phát triển ứng dụng, thử thách đầu tiên nhóm mình phải vượt qua là xây dựng một đội ngũ đủ kinh nghiệm để vận hành. Tuy nhiên, phần lớn các bạn đều còn non trẻ cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm, chỉ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm mà chưa biết cách giới thiệu, quảng bá và phát triển sản phẩm trên thị trường”, Cường chia sẻ.

Phần mềm phát triển du lịch Huế

Nhóm IT-STCĐ đoạt giải Ba cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo” của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ngoài ra, nguồn vốn hạn chế cũng là khó khăn ban đầu của nhóm, chủ yếu do các thành viên tự đóng góp. Đứng trước những thử thách đó, Cường cho rằng, điều quan trọng là phải gắn kết và tạo niềm tin vững chắc để các bạn có thể toàn tâm toàn ý xây dựng dự án: “Thoạt đầu, nhóm mình chưa có ý định khởi nghiệp hay làm điều gì đó tương tự. Chỉ là những anh em có tình yêu với Huế, muốn chung tay giới thiệu vùng đất đến bạn bè trong nước và quốc tế. Sự tham gia và đóng góp của mọi người ở Huế và các tỉnh, thành khác như: Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Long An, TP. HCM… đều là tự nguyện, vì mong muốn phục vụ cộng đồng”.

Không ngừng cải thiện

Ra mắt vào đúng dịp Festival Huế 2016 và nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng nhưng Hueinfo không dừng lại ở đó. Nhóm IT-STCĐ đặt mục tiêu mở rộng Hueinfo thành một ứng dụng cung cấp tất cả mọi thông tin thiết yếu về Cố đô Huế cho khách du lịch và người dân địa phương.

Theo Cường, Hueinfo tồn tại và phát triển được là nhờ đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng trong việc tìm hiểu thông tin, như cách đi lại, lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống… để tự lên một lịch trình khám phá Huế cho riêng mình. Tuy nhiên, những thông tin dạng này hiện nay còn khá rời rạc, sơ xài, chưa được đầu tư bài bản về chất lượng nội dung, hình ảnh, chưa cập nhật thường xuyên và thiếu tính tương tác với người dùng. Vì vậy, một ứng dụng có thể tích hợp tất cả thông tin du lịch cần thiết, cũng như giúp du khách tự thiết kế lịch trình “có một không hai” cho bản thân như Hueinfo sẽ được nhiều người lựa chọn và gắn bó.

Nguyễn Viết Phi Long (một người dùng trẻ) chia sẻ: “Với tư cách là một người làm trong ngành du lịch và đang trải nghiệm ứng dụng Hueinfo, mình thấy đây là một ứng dụng rất thân thiện và hữu ích. Ứng dụng đề xuất lịch trình và địa điểm cụ thể giúp du khách yên tâm khi đến Huế, nhất là không sợ bị trả giá quá cao – một nỗi lo rất lớn của người đi du lịch”.

Miễn phí cho cộng đồng nhưng bền vững

Nhóm IT-STCĐ khẳng định, Hueinfo sẽ là một ứng dụng có tính bền vững, dựa trên 3 lý do. Thứ nhất, Hueinfo được xây dựng theo hướng ứng dụng hỗ trợ cộng đồng, đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ được trải nghiệm sản phẩm tốt nhất mà không tốn bất cứ chi phí nào. Thứ hai, Hueinfo tạo nên sự khác biệt so với các ứng dụng khác nhờ tính năng thiết kế lịch trình riêng theo nhu cầu của du khách. Thứ ba, Hueinfo phối hợp với cơ quan quản lý du lịch địa phương sẽ cung cấp thông tin về các sự kiện tại Huế theo thời gian thực tế để người dùng nắm bắt thông tin nhanh chóng và sắp xếp lịch trình kịp thời, hợp lý. Đây là những yếu tố giúp Hueinfo sẽ tiếp tục là sự lựa chọn của du khách khi muốn đến Huế, hay đơn giản chỉ là muốn tìm hiểu thêm về danh lam thắng cảnh, văn hóa, lịch sử… của đất Cố đô.

Hueinfo là ứng dụng di động dành cho khách du lịch và người dân địa phương nhằm hỗ trợ tra cứu thông tin tham quan, ăn uống, lễ hội, sự kiện... tại Huế. Nội dung của Hueinfo được xây dựng và cập nhật liên tục bởi mạng lưới cộng tác viên địa phương, kết hợp các yếu tố thời gian, không gian sẽ đề xuất những địa điểm, sự kiện và lịch trình tham quan chính xác và thông minh cho người dùng.

Hueinfo nhận được sự hỗ trợ tài chính hằng năm từ chương trình “FBStart” của Facebook. Nhờ đó, nhóm có thể thực hiện các chiến dịch truyền thông trên “Fanpage” Hueinfo - Ứng dụng du lịch Huế, đưa nội dung từ ứng dụng lên “fanpage” để quảng bá sản phẩm. Lượt tải và sử dụng Hueinfo tăng lên rõ rệt khi nhóm đẩy mạnh triển khai các chiến dịch truyền thồng trên “fanpage”.

Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện ứng dụng, cung cấp lượng nội dung đa dạng và phong phú hơn. Từ đó, Hueinfo sẽ tích hợp các giải pháp truyền thông tiếp thị cho các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch và mô hình quảng cáo trực tuyến qua các “banner”, video quảng cáo trên ứng dụng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.