Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương

0:00 / 0:00
0:00
Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương
SVVN - Nguyễn Thanh Nhàn và Trần Ngọc Diệp, sinh viên Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh quốc tế, Khoa QTKD trường ĐH Ngoại Thương cùng các thành viên nhóm Nanoneem đã xuất sắc đăng quang ngôi vị quán quân thế giới của cuộc thi khởi nghiệp xã hội toàn cầu Social Business Creation (SBC). Với Nhàn và Diệp, hành trình vừa qua là những trải nghiệm vô cùng quý giá “kết trái” từ những lần thất bại trước đây.
Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 1
Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 2

Thanh Nhàn (trái) và Ngọc Diệp (phải)

Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 3

Một buổi làm việc của nhóm Nanoneem với trung tâm FIIS

“Quãng thời gian đến với SBC của chúng mình chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong quãng đời sinh viên. Đây chính là nơi chúng mình gắn bó một phần tuổi thanh xuân để mang lại những giá trị tốt đẹp đến cho xã hội. Cảm xúc của chúng mình khi được nhận giải đó chính là vô cùng tự hào và xứng đáng, bởi nhóm mình đã rất nỗ lực suốt quá trình 9 tháng dài ròng rã. Và chúng mình biết rằng đây chỉ là một bước đệm, là hành trang cho một tương lai rất dài phía trước”.

Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 4

Nanoneem thuyết trình trong đêm chung kết cuộc thi SBC

Thanh Nhàn và Ngọc Diệp hiện đang là sinh viên năm 4 theo học ngành Quản trị kinh doanh quốc tế tại trường ĐH Ngoại Thương (Cơ sở I, Hà Nội). Không chỉ có thành tích học tập tốt, 2 cô bạn còn là những sinh viên năng động, ghi tên mình vào rất nhiều cuộc thi cho sinh viên trong nước và quốc tế. Cơ duyên đến với SBC cũng bắt nguồn và được ươm mầm tại chính ngôi trường Ngoại thương và mái nhà Khoa Quản trị Kinh doanh.

Ngọc Diệp chia sẻ: “Mình nghĩ chính việc học ở FTU đã cho mình nhiều cơ hội hơn nhiều bạn đồng trang lứa khác khi được xung quanh đều là những người bạn giỏi giang, cầu tiến và có cơ hội biết đến và thử sức với nhiều cuộc thi lớn – trong đó chính là một ngày đẹp trời “bất ngờ” khi Nhàn rủ đi thi SBC và thế là… 'quẩy' thôi.

“Việc học tập ở Khoa QTKD cũng giúp mình rất nhiều, cho mình cái nhìn bao quát về nhiều lĩnh vực trong kinh doanh và khi tham gia SBC - một cuộc thi về “khởi nghiệp xã hội”, mình đã được áp dụng rất nhiều kiến thức hay vào thực tiễn”.

Chia sẻ về quá trình chuẩn bị cho SBC, hai bạn cho rằng với bất cứ cuộc thi nào thì đều phải xác định sẽ dành một khoảng thời gian không nhỏ để theo đuổi, bởi vậy việc “ăn ngủ” với cuộc thi là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

“9 tháng đồng hành với SBC là cả hành trình dài chúng mình “ăn ngủ” với cuộc thi. SBC đã giúp cho chúng mình có những mối quan hệ thân thiết, quý giá, không chỉ là tình cảm gắn bó của các thành viên trong team mà còn có thêm những người bạn từ cuộc thi. Nhóm chúng mình tuy ở 2 miền Nam Bắc khác nhau, dẫu những ngày đầu có gặp khó khăn vì vừa phải làm việc online và chưa hiểu cách làm việc nhưng dần dần chúng mình đã có những buổi chia sẻ, bonding đúng nghĩa và từ đó team đã làm việc ăn ý hơn rất nhiều. Thêm một điều nữa đó là chúng mình là dân kinh tế nên hồi mới đầu những thuật ngữ về thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn rất xa lạ với chúng mình. Thế nhưng sau khi phỏng vấn khách hàng, tiếp xúc với những người nông dân, các cô chú anh chị trồng hoa trồng rau trong nhà và biết được ý nghĩa mình đem đến cho họ thì chúng mình lại càng thêm yêu, trân trọng công việc và sứ mệnh mà nhóm đang thực hiện” - hai bạn chia sẻ.

Bên cạnh đó, Nhàn và Diệp chia sẻ rằng mỗi bạn khi đi thi cần chuẩn bị cho mình tâm thế học hỏi là chính để không bị quá căng thẳng. Ngoài ra, người leader của dự án cũng vô cùng quan trọng vì đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cả quá trình sau này. Hơn nữa, khi tham gia 1 cuộc thi khởi nghiệp xã hội, bạn nên tìm hiểu trước Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là gì và có niềm yêu thích với CSR nữa thì hành trình khi thi sẽ rất ý nghĩa.

Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 5

Các thành viên họp mặt với trưởng nhóm Nanoneem - tiến sĩ Dương Nguyễn Hồng Nhung

Ngọc Diệp bật mí: “Nhờ cuộc thi mà mình cũng quan tâm hơn đến Phát triển bền vững và sống có trách nhiệm với xã hội hơn”.

Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 6
Đội Meraki đạt giải Á quân cuộc thi CMO Think and Action
Quán quân cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu và bước đệm thất bại của 2 nữ sinh ĐH Ngoại thương ảnh 7

Thanh Nhàn lọt top 3 cá nhân cuộc thi UFLL - Unilever

Trước khi cuộc thi SBC năm nay, hai cô bạn đã từng chinh chiến ở nhiều cuộc thi và cũng đã từng thất bại, vấp ngã rất nhiều để có được thành quả như ngày hôm nay. “Mình với Diệp và Quỳnh bắt đầu lập nhóm và thi chung với nhau từ cuộc thi Marketing Arena. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với chúng mình đó vào trước ngày cuối cùng nộp bài, cả nhóm đã ra hồ Tây ngồi nghĩ ý tưởng đến 5h sáng. Lúc đó tâm trạng của cả nhóm không còn gì có thể diễn tả hơn ngoài từ tuyệt vọng. Dù đã quá muộn và mệt mỏi rồi nhưng chúng mình vẫn chưa ra được ý tưởng gì hay ho cả. Cuộc thi cũng kết thúc và bài của nhóm không được lọt vào vòng tiếp theo và đây cũng chính là thất bại đầu tiên đầy ám ảnh của nhóm.” - Thanh Nhàn chia sẻ.

“Với mình, những thất bại trước đó là những khởi đầu quý giá để sau này khi đi thi SBC mình có khả năng quản lý thời gian, teamwork tốt hơn và đặc biệt là tư duy có hệ thống hơn. Đây cũng không hẳn là thất bại mà là trải nghiệm để biết mình hiểu mình đang ở đâu hơn mà thôi. Cho nên mình nghĩ, việc trân trọng và không chối bỏ bản thân mình lúc gặp thất bại cũng quan trọng tương tự như việc không bị cuốn theo danh hiệu khi thành công vậy. Mình nghĩ là khi tham gia các cuộc thi thì hãy “Dám thử sức” thôi, mặc kệ có bao nhiêu người dự thi hay đối thủ của mình. Bước vào cuộc thi mình đã trải qua cảm giác bị “peer pressure” lắm cơ mà mình thấy cảm xúc đó khá tiêu cực và sẽ làm mình không bung được hết khả năng. Ngoài tâm lý thì mình nghĩ cũng không nên vào trận mà không có “vũ khí” ví dụ như học thêm và tham khảo phân tích các case thành công trước, hay đi học thêm các khóa học cũng là lựa chọn tốt.” - Ngọc Diệp cho hay

Cũng từ đó hai cô bạn đã học hỏi thêm và bắt đầu tham gia thêm nhiều cuộc thi khác nữa. Mới gần đây thì nhóm của ba cô gái nhỏ bé cũng đã đạt được ngôi vị Á quân của cuộc thi CMO Think and Action. Đây cũng chính là khoảng thời gian gọt giũa kiến thức để Nhàn và Diệp trở nên cứng cáp hơn khi thực hiện các thử thách của SBC sau này.

Từ những kinh nghiệm của mình, Ngọc Diệp và Thanh Nhàn muốn nhắn gửi đến chính mình cũng như các bạn độc giả rằng: “Chúng mình mong là các bạn sẽ luôn yêu quý hành trình trưởng thành của mình dù có nhiều lúc hoang mang, chán nản và nếu đi thi thì hãy coi đó là cơ hội để khám phá bản thân và bớt hoang mang hơn trên con đường tương lai, nên không cần phải sợ hay để ý xung quanh người khác như thế nào, đối thủ của mình là ai, chỉ việc thi thôi bạn đã tiến bộ lên nhiều rồi.”

Và cuối cùng, hai cô bạn muốn nhắn nhủ rằng:“Leader của chúng mình - tiến sĩ Dương Nguyễn Hồng Nhung đã có quyết định tái đầu tư 100% lợi nhuận của 𝐍𝐀𝐍𝐎𝐍𝐄𝐄𝐌 để phát triển công nghệ, hỗ trợ nông nghiệp xanh, khắc phục hậu quả môi trường và bảo vệ rừng. Đối với chúng mình, đây cũng chính là mục đích cao cả của một doanh nghiệp xã hội. 𝐍𝐀𝐍𝐎𝐍𝐄𝐄𝐌 luôn mong muốn người nông dân có thể tiếp cận đến loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả mà giá cả lại phải chăng. Để thực hiện điều đó thì 𝐍𝐀𝐍𝐎𝐍𝐄𝐄𝐌 cần rất nhiều sự hỗ trợ, cả về mặt tài chính và cơ chế, chính sách.

Mong rằng dự án sẽ được lan tỏa, được biết đến rộng rãi và nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa. Và mong rằng trong vòng vài năm tới, 𝐍𝐀𝐍𝐎𝐍𝐄𝐄𝐌 có thể đạt được mục tiêu của mình.”

Những thành tích xuất sắc của 2 cô bạn Nguyễn Thanh Nhàn và Trần Ngọc Diệp:

+Thanh Nhàn.

-Xuất bản 01 bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế thuộc chỉ mục ISI/SCOPUS

- Xuất bản 07 bài báo trên báo Khoa học và Phát triển, 01 bài báo trên tạp chí Kinh tế và Dự báo

­ - Quán quân toàn cầu cuộc thi Social Business Creation do Trường Đại học HEC Montréal Canada tổ chức

­­- Nhận giải "Innovative Social Business Concept" và "Global impact ideas" - cuộc thi khởi nghiệp xã hội SBC do Trường Đại học HEC Montréal Canada tổ chức

- Á quân cuộc thi "CMO Think and action" 2021 - Margroup

- Top 3 cá nhân cuộc thi Unilever Future Leaders’ League 2020 - Unilever

- Giải nhì cuộc thi triển lãm khoa học online - Đại học Ngoại thương

- Giải 3 Cuộc thi M&A Việt Nam 2019

- Đại diện tham dự chương trình mô phỏng đàm phán thương mại quốc tế - Hinrich Foundation

- Nhận học bổng khuyến khích học tập của trường Đại học Ngoại thương

+ Ngọc Diệp

📍Quán quân toàn cầu cuộc thi Social Business Creation do Trường Đại học HEC Montréal Canada tổ chức

📍 Nhận giải "Innovative Social Business Concept" và "Global impact ideas" - cuộc thi khởi nghiệp xã hội SBC do Trường Đại học HEC Montréal Canada tổ chức

📍Á quân cuộc thi "CMO Think and action" 2021 - Margroup

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

SVVN - Thái Thị Thu Huyền, quê Nghệ An, là sinh viên năm ba Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và được gia đình nuôi dạy cách sống tự lập ngay từ khi còn bé, Huyền luôn chủ động trong quá trình học tập và hoạt động Đoàn Đội. Trong suốt 12 năm học Huyền vinh dự khi nhận được nhiều giải thưởng về thành tích học tập, hoạt động thể thao và ngoại khóa.
Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

SVVN - Từ học sinh giỏi Văn, Lâm Phương quyết định chuyển ngành điều dưỡng sau khi được truyền cảm hứng từ người chị họ từng tham gia chống dịch COVID-19 và quá trình chăm bà ốm. Dành trọn một năm để cải thiện hồ sơ, cô gái quê Thanh Hoá trúng tuyển học bổng 90% ngành Điều dưỡng của Trường Đại học VinUni.
Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

SVVN - Nhi Tăng (biệt danh Nhi Tắng Tằng Tăng) là sinh viên năm 3 ngành Công nghệ sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM. Cô gái Trung Hoa hay Crush quốc dân là những cái tên mà người hâm mộ đặt cho Nhi Tăng bởi sự đáng yêu, nét xinh xắn cùng gốc người Hoa của cô nàng. Cô đã tạo được một cộng đồng nho nhỏ với hơn 465 nghìn người theo dõi trên Tiktok và 44 nghìn người theo dõi trên Instagram.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

SVVN - Ngô Thị Cẩm Tú là sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nga, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), ĐHQGHN. Đến với tiếng Nga không phải sự lựa chọn đầu tiên của Cẩm Tú. Thế nhưng giờ đây nó đã trở thành mục tiêu chính của cô gái người Hà Nội. Bởi Cẩm Tú tin rằng ngôn ngữ là cái nôi của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì đó hẳn là ngôn ngữ tuyệt vời.
Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

SVVN - Nguyễn Mai Phương (20 tuổi) là sinh viên năm 3 ngành Văn hoá học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để trở thành một nhà quản lý văn hoá bảo vệ những nét đẹp văn hoá dân tộc, di sản quý giá của đất nước, Mai Phương luôn nỗ lực học tập và là cán bộ Hội có thành tích tiêu biểu.
Hoạt động nghệ thuật giúp nữ sinh Ngân hàng phát triển năng khiếu của bản thân

Hoạt động nghệ thuật giúp nữ sinh Ngân hàng phát triển năng khiếu của bản thân

SVVN - Đinh Trang Nhung (sinh năm 2003) hiện là sinh viên năm 3 khoa Hệ thống thông tin quản lý tại Học viện Ngân hàng. Sở hữu ngoại hình nổi bật duyên dáng không kém phần năng động, cô nàng được biết đến khi tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ biểu diễn tại trường. Đồng thời, Trang Nhung cũng bén duyên với niềm đam mê làm mẫu ảnh từ năm đầu đại học.
Nữ sinh vượt qua giới hạn sức khỏe, quyết tâm chinh phục giảng đường đại học

Nữ sinh vượt qua giới hạn sức khỏe, quyết tâm chinh phục giảng đường đại học

SVVN - Mai Thị Anh Thư, 18 tuổi, là cựu học sinh của trường THPT Châu Thành, tân sinh viên nhập học đặc biệt vào khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Văn Lang. Cách đây 5 tháng, Anh Thư gặp tai nạn gãy đốt sống lưng khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Vượt lên trên giới hạn về thể chất, Anh Thư đã thuyết phục bố mẹ cùng mình vượt hơn 200 cây số từ Kiên Giang đến Tp. Hồ Chí Minh để làm thủ tục nhập học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trọn vẹn ước mơ được theo đuổi đam mê học tập của mình.