Sinh viên Đà Nẵng xúc động xem tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

SVVN - ĐH Đà Nẵng và Bộ TT - TT tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, tại trường ĐH Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt Hàn.

Triển lãm được tổ chức từ ngày 2-4/11/2020, trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập hơn 100 bản đồ Atlas (của Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương Tây liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam) đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng, có ý nghĩa, tác dụng thông tin, tuyên truyền góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của thế hệ hôm nay đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sinh viên Đà Nẵng xúc động xem tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ảnh 1Nhiều câu hỏi của sinh viên về Hoàng Sa, Trường Sa được giải đáp cặn kẽ. Ảnh: UDN

Nhiều bạn sinh viên lần đầu tiên được tiếp cận những hiện vật quý giá khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chương trình còn tổ chức giao lưu giữa cán bộ, giảng viên, sinh viên với các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Biển Đông qua đó giải đáp và cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Sinh viên Đà Nẵng xúc động xem tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ảnh 2Nhiều châu bản do triều đình phong kiến ban hành từ thế kỷ 17 được trưng bày. Ảnh: UDN

Triển lãm tập trung vào 6 nhóm tư liệu chính, gồm: Bộ tranh vẽ “Lược sử Việt Nam” tóm tắt quá trình hình thành, xây dựng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ; nhóm các tư liệu thành văn của các triều đại phong kiến Việt Nam gồm các văn bản, thư cổ tịch thể hiện rõ việc các triều đại phong kiến Việt Nam đã thường xuyên tổ chức các hoạt động đi ra thăm dò, khai phá và xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...

Sinh viên Đà Nẵng xúc động xem tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ảnh 3Nhiều tư liệu quý được số hóa và trình chiếu 3D khiến sinh viên thích thú. 

Trong triển lãm còn có nhóm các bản đồ liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, đặc biệt là bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869) - nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn; nhóm các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa trong các thời kỳ Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa.

Sinh viên Đà Nẵng xúc động xem tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ảnh 4

Đặc biệt, còn có nhóm một số các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời gian qua; và nhóm khu vực trình chiếu triển lãm số 3D, trải nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trên máy tính bảng. Những châu bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành (từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20) khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.