Sinh viên trải nghiệm công việc làm thêm sau Tết

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dư âm Tết Nhâm Dần vẫn còn vương vấn, những ngày cuối Tết cũng là những ngày nhiều sinh viên tất bật hành trang để đến trường học trực tiếp. Câu chuyện làm thêm sau Tết luôn là vấn đề "nóng", được nhiều sinh viên quan tâm.

Cũng như nhiều sinh viên khác, H' Bé Niê (sinh viên năm thứ nhất, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, trường ĐH Nguyễn Tất Thành) muốn kiếm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học, trước khi bắt đầu học trực tiếp. "Đây không phải là lần đầu tiên mình xa nhà, nhưng là lần đầu tiên mình trải nghiệm công việc làm thêm. Khác với các bạn sinh viên khác là tìm các công việc phục vụ, mình quyết định chọn công việc làm cộng tác viên viết bài quảng cáo. Mình đã tự nghiên cứu công việc này từ năm trước và bây giờ mới chính thức bắt đầu", H' Bé Niê chia sẻ.

Sinh viên trải nghiệm công việc làm thêm sau Tết ảnh 1

H' Bé Niê có nhiều trải nghiệm thú vị với công việc viết lách.

H' Bé cho biết mỗi bài viết hoàn thành cô sẽ được trả 50.000 – 100.000 đồng (tùy theo yêu cầu về độ dài). "Đối với một người không chuyên thì đây là mức giá phù hợp, cũng xem như là một trải nghiệm mới. Hơn nữa viết nội dung là công việc online, còn khá tự do về mặt thời gian nên sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sinh hoạt. Viết nội dung là một công việc trải nghiệm vì thu nhập của nó không quá cao, trừ khi bạn bỏ ra nhiều thời gian và công sức hoặc bạn là dân chuyên nghiệp thì sẽ khác”, H' Bé "bật mí" thêm. Vậy nên theo H' Bé bên cạnh công việc viết nội dung đang khá hot thì rất nhiều bạn sinh viên chọn công việc bán hàng; làm nhân viên tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị; phục vụ cho các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn hay các quán nhậu...

Tô Nhật Định (năm thứ hai, ngành Kỹ thuật Chế biến món ăn, trường Hướng nghiệp Á Âu) cho biết, thu nhập trung bình từ công việc phụ bếp hoặc phục vụ quán nhậu là khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Số tiền này chủ yếu được Định sử dụng để đóng tiền trọ và phụ vào chi phí sinh hoạt, đi chơi với bạn bè, hoặc dùng để phòng ngừa chi phí phát sinh. "Việc làm thêm không mang lại cho mình thu nhập quá lớn, tuy nhiên đối với sinh viên thì mình thấy mức lương này khá ổn; nó giúp mình thoải mái hơn trong chi tiêu và giảm gánh nặng cho gia đình. Ngoài ra, công việc làm thêm tiệm cận với ngành mình đang theo đuổi mang lại cho mình nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm để phát triển công việc sau này".

Sinh viên trải nghiệm công việc làm thêm sau Tết ảnh 2

Tô Nhật Định với công việc làm thêm từ chính ngành học của mình.

Bên cạnh việc tìm kiếm những công việc làm thêm phù hợp, thì cách quản lý thời gian để cân bằng giữa việc học và việc làm thêm là rất quan trọng. Danh Thị Ngọc Thư (năm thứ hai, ngành Tiếng Anh Du lịch, trường CĐ Kiên Giang) chia sẻ: "Công việc làm thêm của mình là làm bán thời gian tại quán cà phê. Nếu nói về bí quyết thì thật ra mình không có bí quyết gì cả, chỉ là đối với mình, việc học mới là quan trọng nhất nên mình chỉ đi làm thêm vào những ngày cuối tuần để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến việc học".

Sinh viên trải nghiệm công việc làm thêm sau Tết ảnh 3

Thư cũng kiếm công việc làm thêm sớm để có thêm những trải nghiệm.

Lê Huỳnh Quang Duy (năm thứ hai, ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đang làm công việc gia sư cũng chia sẻ: "Theo mình thì mỗi bạn phải biết tính toán ngay từ đầu rằng khi làm thêm thì làm bao nhiêu tiếng, khung giờ nào và yêu cầu công việc ra sao; phải đặt ra những tiêu chí rõ ràng để đánh giá xem công việc nào ít ảnh hưởng đến việc học tập nhất, từ đó đi tìm công việc phù hợp với hoàn cảnh bản thân".

Sinh viên trải nghiệm công việc làm thêm sau Tết ảnh 4

Lê Huỳnh Quang Duy với công việc làm thêm gia sư.

Ngoài ra, theo Duy, sinh viên cũng cần nhận định xem ở từng giai đoạn thì mục tiêu chính của mình là gì, muốn tập trung vào việc học hay muốn tập trung vào những trải nghiệm cuộc sống. Bên cạnh đó cũng luôn phải biết linh động thời gian một cách hợp lý để việc làm thêm không ảnh hưởng đến tiến độ học tập. "Có thể tuần này là cao điểm của việc học thì mình sẽ chủ động trao đổi để giảm giờ làm, còn nếu rảnh rỗi việc học thì mình có thể tập trung nhiều hơn cho công việc. Theo mình như thế là hợp lý nhất", Quang Duy bộc bạch.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).