Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm
SVVN - Ở cuộc thi thiết kế mẫu nội thất gỗ Hoa Mai do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM tổ chức 18 năm qua, thay vì chỉ làm mô hình đồ án trưng bày như nhiều cuộc thi khác, yêu cầu của nhà tổ chức là thí sinh phải đến nhà máy để trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện tác phẩm.

Sân chơi học thuật cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất hiện nay không nhiều. Việc đòi hỏi thí sinh không chỉ sáng tạo về ý tưởng mà còn phải hiểu biết về quá trình sản xuất và tự tay cùng làm ra sản phẩm thực tế khiến các thí sinh hào hứng, dù rất vất vả.

Lọt vào top Chung khảo, Phùng Đỗ Ngọc Cẩm Tú (khoa Mỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Tôn Đức Thắng) hào hứng trước lần đầu tiên được đến nhà máy thực hiện tác phẩm. Tuy nhiên, nhà Tú ở Q. 7 nhưng đơn vị hỗ trợ sản xuất (Công ty AA) lại nằm tận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữa mùa nắng nóng, khuôn viên nhà máy rộng hàng chục hecta, chỉ nội việc di chuyển gần 100 km mỗi lần đi thực tế và hàng cây số giữa các khu sản xuất đã là nỗ lực ghê gớm của cô gái này.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 1

Cẩm Tú thực hiện tác phẩm tại nhà máy AA.

Tác phẩm "Bàn Tanip" của Cẩm Tú lấy cảm hứng từ các ngôi nhà trên cây trong rừng nguyên sinh và được tổ sản xuất mẫu của nhà máy trực tiếp thi công. Mỗi lần đến nhà máy, Tú sẽ trực tiếp thảo luận, dựng bản vẽ, đưa ra phương án thi công để các kỹ thuật viên góp ý. Ngoài ra, cô bạn cũng tham gia vào các khâu tạo phôi, ráp, lau dầu màu...

“Đây là năm đầu tiên, mình dự thi. Được đến nhà máy để tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm là trải nghiệm quý. Một sản phẩm nội thất bao gồm giai đoạn thiết kế và sản xuất. Nhà thiết kế thường chỉ quan tâm tới thiết kế mà ít chú ý đến giai đoạn sản xuất để thấy được khoảng cách từ ý tưởng đển sản phẩm thật. Sản xuất sẽ giúp nhà thiết kế biết được cái được và chưa được của sản phẩm thực tế”.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 2

Trời nóng bức, quãng đường xa xôi không làm giảm sự hào hứng của Cẩm Tú

Không chỉ vậy, Cẩm Tú còn học hỏi được khá nhiều về các loại máy móc, cách thức vận hành, vải ứng dụng trong nội thất, các loại dầu lau tự nhiên thay thế sơn PU với đặc tính thân thiện với môi trường, hạn chế phát thải, tiết kiệm và dễ thao tác.

“Các bài tập về thiết kế ở trường chủ yếu dựng mô hình hoặc bản vẽ lý thuyết. Có cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực hành ngay tại nhà máy làm ra sản phẩm của mình như thế này rất bổ ích. Trời nắng nóng, làm việc và đi lại rất mệt mỏi, bức bối nhưng được tự tay tham gia vào hoàn thành tác phẩm của mình rất vui”, Tú cho biết.

Cũng giống như Cẩm Tú, Ngô Duy Khánh (trường ĐH Kiến trúc TP. HCM) cũng phải vượt hàng chục cây số, đến nhà máy Scansia Pacific tại KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) để làm bài thi. Mỗi lần như vậy, điều khiến anh bạn này thích thú là được làm việc như một kỹ sư sản xuất thực thụ.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 3

Duy Khánh (phải) làm việc như một nhân viên nhà máy với sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên.

Tác phẩm của Duy Khánh mang tên “Parabol chair” (ghế Parabol) với cảm hứng từ… toán học, với đồ thị hàm số parabol. Việc thể hiện trên bản vẽ không khó, nhưng sao để biến những phách gỗ thành các đường cong uốn lượn, liên kết chúng lại để liền mạch và vững chắc, đảm bảo công năng là điều Khánh chưa từng trải nghiệm.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 4

Chiếc ghế Parabol của Duy Khánh dần hình thành.

Cùng với các kỹ thuật viên hướng dẫn, Duy Khánh làm quen với các công việc cơ bản của sản xuất nội thất: lựa và ghép gỗ, bào, chà nhám, cưa cắt, tạo hình và ra phôi hoàn chỉnh. Sau đó là khâu hoàn thiện và lắp ráp. Theo Duy Khánh, việc tự tay thực hiện tác phẩm như một thợ lành nghề giúp bạn học hỏi nhiều so với kiểu dựng mô hình trên giảng đường.

Nhưng đặc biệt nhất là Nguyễn Đình Phong (trường ĐH Kiến trúc Hà Nội), anh bạn này phải bay tận vào Sài Gòn, xuống nhà máy hỗ trợ tại Thủ Đức để tham gia cùng các kỹ sư hoàn thành tác phẩm "Sacred Cabinet", lấy ý tưởng từ hình tượng rồng linh thiêng.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 5

Đình Phong (trái) được kỹ sư nhà máy HHL Decor hỗ trợ thi công tác phẩm.

Trong số 18 tác phẩm vào Chung khảo, có đến gần phân nửa là sáng tạo của sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất, các trường đại học. Còn lại là của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, đến từ các doanh nghiệp, nhà thiết kế tự do.

Nhiều sáng tạo của sinh viên tạo được sự chú ý về tính đốc đáo như "Chồ Cabinet" của hai bạn Huỳnh Ngọc Tấn và Nguyễn Lê Ngọc Anh (ngành Thiết kế Nội thất, trường ĐH Văn Lang), lấy ý tưởng từ các nhà chồ trên đầm phá. Hay như “Nhà” của Vũ Phan Hoài Nhi (trường ĐH Văn Lang), là bộ bàn ghế có thể xếp gọn ở góc nhà, phù hợp cho không gian nhỏ, như một thế giới riêng “cách ly” xung quanh giữa mùa COVID-19. Tác phẩm “Bàn ăn đa năng” của Bùi Thanh Dương (trường ĐH Kiến trúc Hà Nội) tích hợp nhiều công năng cho nhà ăn, là giải pháp cho không gian sống nhỏ hẹp tại đô thị nhưng vẫn đảm bảo hiện đại, tiện nghi.

Sinh viên vào nhà máy…làm tác phẩm ảnh 6

Phương Uyên trải nghiệm khâu xử lý bề mặt gỗ trước khi ráp sản phẩm.

Lần đầu tiên được tự tay làm tác phẩm là cảm xúc đặc biệt với Nguyễn Phương Uyên (năm thứ ba, ngành Thiết kế Nội thất, trường ĐH Văn Lang). Giữa trưa nóng hầm hập của nhà xưởng, cô bạn nhỏ nhắn tự tay chà nhám các vòng tròn bằng ván MDF để chuẩn bị cho khâu lắp ráp chiếc tủ "Orange Cabinet" của mình. “Mình học hỏi được khá nhiều về thực tế sản xuất, kết cấu sản phẩm, kỹ thuật xử lý bề mặt... bổ sung cho kiến thức lý thuyết ở trường. Chỉ vài lần thực tế ở nhà máy giúp sinh viên ngành thiết kế vỡ lẽ thêm nhiều kiến thức bổ ích”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.